Đơn vị:

Giải đáp thắc mắc: Làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp?

Linh lan

Độ dài xương mũi thai nhi là một trong các chỉ số quan trọng giúp đánh giá bé yêu có đang phát triển bình thường hay không. Thế nên, nhiều ba mẹ thường băn khoăn làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp, thời gian đo chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn nhất là khi nào?

Nếu đang mang thai và cũng băn khoăn về việc làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn lịch trình kiểm tra độ dài xương mũi cho con. Từ kết quả của những lần kiểm tra này, bác sĩ có thể dự đoán về các nguy cơ mà thai nhi có thể gặp phải và tư vấn cho bạn cách chăm sóc sức khỏe cho bé phù hợp.

Ý nghĩa chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi

Chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những thước đo thể hiện tình trạng sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Đây là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ dự đoán xem em bé có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không. Bác sĩ sẽ kết hợp chỉ số chiều dài xương mũi cùng các kết quả kiểm tra khác để đưa ra dự đoán chuẩn xác hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy việc thai nhi không có xương mũi hoặc có xương mũi ngắn có thể liên quan đến hội chứng Down. Đa số các ca siêu âm không quan sát thấy xương mũi thai nhi ở tuần thứ 12 đều mắc hội chứng Down. Nguy cơ bé mắc phải hội chứng này càng cao nếu ở tuần 24 của thai kỳ vẫn không đo được chiều dài xương mũi của bé hoặc chiều dài xương mũi của bé thấp hơn tiêu chuẩn.

Thời gian chuẩn để đo chiều dài xương mũi thai nhi

Giải đáp thắc mắc: Làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp?

Ở tuần thai thứ 12, xương mũi thường đã hình thành và chiều dài đầu mông của thai nhi thường đạt trong khoảng 64-75 mm là thời điểm phù hợp để đánh giá chiều dài xương mũi. Việc theo dõi chiều dài xương mũi sẽ kéo dài cho đến khi thai nhi được 28-32 tuần tuổi.

Khi siêu âm thai 12 tuần để đánh giá chiều dài xương mũi, có thể sẽ phát hiện 2 trường hợp bất thường như sau:

  • Không phát hiện xương mũi hay còn gọi là bất sản xương mũi.
  • Chiều dài xương mũi ngắn hơn so với tiêu chuẩn hay còn gọi là thiểu sản xương mũi.

Nếu tình trạng bất sản xương mũi hay thiểu sản xương mũi đi kèm các bất thường về hình thái thai nhi cùng kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test hay NIPT cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để chẩn đoán nguy cơ mắc Down. Nếu chọc ối cho ra kết quả bình thường, bạn có thể yên tâm dưỡng thai và tiếp tục theo dõi quá trình phát triển của bé.

Giải đáp thắc mắc: Làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp?

Giải đáp thắc mắc: Làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp?

Nhiều ba mẹ thường thắc mắc làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp? Theo các chuyên gia sản khoa, để biết xương mũi thai nhi cao hay thấp, bạn có thể tham khảo bảng chỉ số chiều dài xương mũi tiêu chuẩn và xét thêm một số yếu tố ảnh hưởng chiều dài xương mũi.

1. Xương mũi thai nhi bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp?

Bạn không cần quá băn khoăn làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp mà hãy đối chiếu kết quả siêu âm thai với hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi không thấp hơn tiêu chuẩn quá nhiều thì bố mẹ hoàn toàn yên tâm là con vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

Bạn có thể tham khảo bảng chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần sau:

Tuần tuổi của thai nhiChiều dài xương mũi (mm) 16 3,3 17 3,7 18 4,2 19 4,6 20 4,9 21 5,3 22 5,7 23 6,0 24 6,4 25 6,6 26 6,65

Ở tuần thai 20, chiều dài xương mũi bình thường là từ khoảng 4,5 mm trở lên. Đến 22 tuần thai, chiều dài xương mũi dưới 3,5 mm được xem là thấp và bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Chỉ số độ dài này được đánh giá với một số tiêu chuẩn sau:

  • Mặt bé hướng về đầu dò siêu âm
  • Đầu và cổ bé tạo thành một đường thẳng, giữa cằm và ngực có khoảng trống
  • Da trước xương mũi thẳng góc với sóng siêu âm
  • Xương hàm trên là một đường thẳng tách rời với sống mũi.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài xương mũi thai nhi

Giải đáp thắc mắc: Làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp?

Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, độ dài xương sống mũi cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Di truyền: Nếu ba mẹ có sống mũi cao, dài thì con cũng thường có xương mũi cao, dài. Tương tự, bé có xương mũi ngắn đôi khi do ba mẹ có xương mũi ngắn chứ không phải có nguy cơ mắc hội chứng Down.
  • Chủng tộc: Người châu Á nhìn chung sẽ có xương mũi thấp hơn người châu Âu, châu Mỹ…
  • Tuổi thai: Chỉ số độ dài xương mũi thai nhi sẽ tăng dần theo tuần tuổi và chiều dài đầu mông.

Bác sĩ sẽ cân nhắc những yếu tố trên và so sánh với bảng chiều dài xương mũi tiêu chuẩn rồi đưa ra kết luận là xương mũi của thai nhi là bình thường, ngắn hay không có.

Như vậy có thể thấy vấn đề làm sao để biết thai nhi mũi cao hay thấp là thắc mắc của nhiều ba mẹ vì đây là một trong những chỉ số thể hiện sức khỏe của con. Tuy nhiên, độ dài xương mũi của bé cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết cách chăm sóc con tốt nhất nhé.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]