Đơn vị:

Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Linh lan

Răng móm là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt, nụ cười và có thể tác động xấu đến sức khỏe mà bạn cần phải giải quyết ngay. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Bị móm là sao?

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, là tình trạng răng hàm dưới nhô ra lệch so với xương hàm trên. Người bị móm nên đi đến bác sĩ để được thăm khám và khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi đây là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến việc ăn nhai, làm người bị móm có tâm lý tự ti cũng như khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Hình ảnh minh hoạt cho tình trạng móm.

2. Dấu hiệu miệng bị móm

Tình trạng móm rất dễ nhận biết với các biểu hiện như:

  • Hàm dưới đưa ra trước, khiến vùng môi dưới và cằm bị nhô ra.
  • Khi quan sát mặt nhìn nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, mất hài hòa.
  • Khi ngậm miệng lại, răng hàm dưới sẽ phủ ra ngoài răng hàm trên.

3. Nguyên nhân bị móm

Tình trạng móm có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

3.1 Di truyền

Nguyên nhân phổ biến nhất của răng bị móm là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông/bà hay bố/mẹ có tình trạng móm thì con cái sẽ có nhiều khả năng gặp tình trạng này.

3.2 Thói quen xấu

Nhiều người có thói quen xấu như đưa hàm dưới ra trước (tật trượt hàm dưới ra trước) hay đẩy lưỡi. Những thói quen này góp phần làm xuất hiện hoặc khiến tình trạng móm trầm trọng hơn.

3.3 Những nguyên nhân khác

Bên cạnh di truyền và thói quen xấu, nguyên nhân bị móm còn có thể xuất phát do:

  • Khớp thái dương hàm bị lỏng lẻo.
  • Mất răng sớm.
  • Lưỡi hoạt động quá mức làm hàm dưới bị đẩy ra ngoài.
  • Rối loạn chức năng tuyến yên làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm dưới, từ đó gây ra tình trạng móm.
Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Việc chẩn đoán chính xác móm do xương hay do răng sẽ giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị hiệu quả.

4. Những tác hại khi hàm răng bị móm

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt do dễ nhận biết, tình trạng móm còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, phát âm và khớp thái dương hàm, cụ thể:

4.1 Ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt

Người bị móm thì khi nhìn nghiêng sẽ thấy gương mặt bị lõm vào. Đồng thời cằm và hàm dưới đưa ra trước nhiều khiến khuôn mặt có gương mặt dạng lưỡi cày, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Khi nói cười, tình trạng móm càng nhận diện rõ, vì vậy có thể trở thành “rào cản” tâm lý làm cho nhiều người thiếu tự tin trong giao tiếp trước đám đông.

4.2 Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai

Sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng khiến cho người bệnh khó nhai nhuyễn thức ăn. Điều này sẽ làm cho dạ dày và hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, về lâu dài có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

4.3 Ảnh hưởng tới khả năng phát âm

Móm làm cho hàm trên và hàm dưới thiếu cân xứng, khiến cho âm thanh phát ra khi nói bị méo, không được rõ ràng. Vì thế nhiều người bị móm có thể kèm theo tình trạng nói ngọng, nói lắp, không thể giao tiếp trôi chảy.

4.4 Tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp cắn không chuẩn do răng móm khiến cơ hàm thường xuyên phải hoạt động quá mức. Hệ quả là người bệnh thường bị đau ở khớp và quanh khớp thái dương hàm.

5. Cách khắc phục tình trạng móm

Hiện nay có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng răng bị móm, bao gồm:

5.1 Sử dụng khí cụ

Đối với trẻ em, xương hàm còn đang phát triển nên việc điều trị sẽ ưu tiên loại bỏ thói quen xấu, kết hợp dùng khí cụ chỉnh nha. Tùy theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể sử dụng khí cụ chỉnh nha Facemask hoặc cung Meaw để kéo xương hàm trên ra trước và hỗ trợ kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới.

Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Hình ảnh trẻ đeo khí cụ chỉnh nha Facemask giúp khắc phục tình trạng móm xương.

5.2 Niềng răng

Chỉnh nha có hiệu quả tối ưu với trường hợp móm do răng. Các bác sĩ ở Elite Dental thường đề xuất có 2 phương pháp niềng răng chỉnh móm cho bạn:

  • Niềng răng tháo lắp.
  • Niềng răng gắn chặt.

5.3 Nắn chỉnh kết hợp phẫu thuật hàm

Trường hợp móm do xương hàm ở người trưởng thành, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật chỉnh hình giúp xử lý triệt để tình trạng móm và bạn sẽ có hàm răng thẩm mỹ hơn nhiều.

Trường hợp vừa móm do răng, vừa móm do xương hàm thì cần kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật hàm.

Để điều trị móm đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế xâm lấn phức tạp, cha mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát chỉnh nha từ sớm, nhất là trẻ trong độ tuổi vàng từ 5 - 11 tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng với gia đình có ông bà, bố mẹ có tình trạng móm xương hoặc móm răng.

Qua thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng và phát hiện sớm các sai lệch hoặc dấu hiệu bất thường. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh từ sớm, giúp trẻ “thoát khỏi” tình trạng móm sau này, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt, tâm lý và học tập của trẻ. Hơn nữa, ở độ tuổi vàng, xương của trẻ đang trong quá trình phát triển nên dễ nắn chỉnh, thời gian điều trị có thể rút ngắn hơn.

Nhưng cha mẹ nên lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín và chuyên sâu về chỉnh nha, có bác sĩ giỏi bởi đây là yếu tố quyết định rất lớn đến hiệu quả sau cùng toàn diện về thẩm mỹ lẫn ăn nhai.

Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Tầm soát chỉnh nha cho trẻ trong độ tuổi vàng 5 - 11 tuổi giúp sớm phát hiện bất thường về khớp cắn, điều chỉnh dễ dàng hơn.

Elite Dental là địa chỉ được nhiều cha mẹ tin tưởng chọn lựa để tầm soát chỉnh nha và điều trị móm cho trẻ. Tại đây có các bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu với hơn 12 năm kinh nghiệm, am hiểu cấu trúc xương hàm và cách răng di chuyển, có khả năng đọc và phân tích dữ liệu phim để lên kế hoạch điều trị chính xác cho từng trường hợp. Bác sĩ nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm lý trẻ em, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và phối hợp điều trị thuận lợi.

Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Bác sĩ Elite tư vấn cặn kẽ về kế hoạch điều trị.

Bên cạnh đó, các bác sĩ luôn đồng hành sát sao cùng trẻ và gia đình để đảm bảo răng dịch chuyển theo kế hoạch, khi kết thúc ca đạt đủ 6 tiêu chuẩn vàng:

  • Đúng khớp cắn
  • Đường giữa hàm cân đối
  • Răng lồng múi đúng vị trí.
  • Đảm bảo ăn nhai và phát âm tốt.
  • Khuôn mặt sau niềng răng phải hoàn hảo ở cả góc thẳng và góc nghiêng.
  • Kết quả niềng răng duy trì lâu dài, ổn định.

Các khí cụ chỉnh nha được sử dụng tại Elite cam kết chất lượng chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Kết hợp với trang thiết bị hiện đại, tân tiến hỗ trợ quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng. Toàn bộ quy trình niềng răng đảm bảo vô trùng nghiêm ngặt, an toàn tối đa cho sức khỏe của trẻ.

Răng móm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Hành trình thay đổi gương mặt và khuôn miệng của bé G.A (11 tuổi) sau 1 năm chỉnh xương với khí cụ Facemask, Quad-helix tại Elite Dental. Tình trạng khớp cắn ngược, móm xương nặng và lệch hàm một bên của bé đã có sự cải thiện rõ rệt.

Chỉnh nha đúng thời điểm - Kiến tạo nụ cười rạng rời, tự tin cho trẻ với các nắn chỉnh đơn giản. Liên hệ ngay Elite Dental để được bác sĩ tư vấn chi tiết và xem ngân hàng ca niềng răng móm thành công tại Elite!

6. Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về tình trạng móm và thông tin giải đáp mà bạn có thể tham khảo:

6.1 Móm (khớp cắn ngược) do xương hàm xảy ra khi nào?

Móm do xương xảy ra khi hàm trên kém phát triển, trong khi hàm dưới lại phát triển quá mạnh. Tình trạng này có thể do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước khiến cho răng hàm trên luôn ở phía trong so với răng hàm dưới.

6.2 Niềng răng móm có phải nhổ răng không?

Không phải trường hợp niềng răng móm nào cũng cần phải nhổ răng. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định có cần nhổ răng hay không.

6.3 Niềng răng móm có đau không?

Niềng răng móm có thể gây cảm giác khó chịu trong giai đoạn đầu khi mới đeo khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, khi khoang miệng của bạn đã quen với sự tồn tại của khí cụ thì cảm giác khó chịu sẽ dần biến mất.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng móm hiệu quả. Đừng để những sai lệch về răng, xương hàm ảnh hưởng đến nụ cười của trẻ, cha mẹ nên đưa con đi tầm soát chỉnh nha sớm để “trang bị” cho con nụ cười khỏe đẹp, đầy tự tin khi trưởng thành.