Đơn vị:

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả 

Linh lan

Răng móm là gì?

Răng móm (còn được gọi là khớp cắn ngược) là tình trạng răng hàm trên bị cụp vào trong so với răng hàm dưới.

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả Hình ảnh răng móm nhẹ

Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình thăm khám và khắc phục răng móm, các bác sĩ chỉnh nha chia thành 3 loại chính, gồm:

  • Móm do răng: Cấu trúc xương hàm phát triển bình thường và vấn đề chính nằm ở răng cửa. Có thể vì nhóm răng cửa phía dưới chìa ra ngoài hoặc nhóm răng cửa phía trên lại quặp vào trong, kéo theo phần môi dưới bị đẩy ra, tạo thành răng móm.
  • Móm do hàm: Là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc xương hàm trên kém phát triển hoặc cả hai. Ngoài ra, khớp cắn ngược do hàm còn có thể vì dị tật khe hở vòm miệng khiến răng hàm trên thiếu hụt kích thước, từ đó khiến răng hàm trên luôn ở phía trong so với răng hàm dưới.
  • Móm do cả hàm và răng: Đây là trường hợp khớp cắn ngược do gặp vấn ở cả xương hàm và răng.

Bạn có đang thắc mắc dùng cách gì để phân biệt răng móm hay hàm móm không. Cách đơn giản nhất là đứng trước gương để quan sát hàm răng. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng răng của mình, bạn nên đến các gặp được bác sĩ để được kiểm tra, xác định răng móm hay hàm móm và hướng can thiệp phù hợp.

Răng móm gây ảnh hưởng gì?

Răng móm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng khá lớn đến chức năng nhai, khả năng phát âm,... Cụ thể:

  • Gây mất thẩm mỹ: Răng móm (khớp cắn lệch) ảnh hưởng tới cấu trúc gương mặt. Cằm và hàm dưới nhô ra trước khiến khuôn mặt không được hài hòa. Bên cạnh đó, người bị răng móm khi cười sẽ thấy ít răng trên hơn nên gương mặt trông già dặn và kém tươi tắn.
  • Khó phát âm: Đối với răng móm và các tình trạng sai khớp cắn khác đều gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm. Khi giao tiếp, người bệnh thường nói ngọng và khó phát âm tròn vành rõ chữ.
  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Hầu hết các trường hợp răng móm không thể cắn thức ăn bằng răng cửa. Lực ăn nhai dồn nhiều về các răng phía sau làm giảm tuổi thọ của các răng trên hàm. Lâu dần, tình trạng này còn ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm, vùng cơ mặt gây đau khớp, mỏi cơ, thức ăn không được nhai nhuyễn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Khớp cắn không chuẩn do răng móm khiến các răng của hai hàm dễ bị mài mòn vì không tiếp xúc đúng cách khi ăn nhai. Men răng bị tổn thương gây ra nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm tủy…

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả Nhiều người tự ti vì khuôn mặt mất cân đối do khuyết điểm răng hô gây ra

Những nguyên nhân gây ra răng móm

Dưới đây là một số lý do giải thích cho câu hỏi vì sao răng bị móm:

  • Yếu tố di truyền: Những người có ông bà, bố mẹ bị móm bẩm sinh thì có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
  • Thói quen xấu: Một số bị móm do các thói quen, tật xấu khiến cấu trúc răng và xương không phát triển đúng cách như tật mút ngón tay, ngậm núm giả (trẻ con), đặt lưỡi ở vị trí không chính xác khi thư giãn cơ thể…
  • Mất răng: Khu vực thiếu răng sẽ sớm bị tiêu xương, làm cho các răng bị xô lệch và tụt lợi. Đặc biệt là khi mất răng ở hàm trên, diện tích hàm sẽ bị nhỏ lại, gây ra hiện tượng móm. Mất càng nhiều răng thì tình trạng móm sẽ càng được biểu hiện rõ nét.
  • Do răng: Tình trạng răng bị sai lệch dẫn đến móm do răng cửa phía trên phát triển chìa ra ngoài, trong khi răng hàm trên lại cụp vào trong, khiến cấu trúc răng hai hàm bị lệch.
  • Do xương hàm: Cấu trúc xương hàm trên kém phát triển lùi vào trong hoặc cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức chìa ra ngoài, dẫn đến sai lệch khớp cắn.

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả Trẻ em có nguy cơ cao bị răng móm nếu ba mẹ cho ngậm ti giả không đung cách

Những cách khắc phục răng móm

Răng móm cười sao cho đẹp là mối quan tâm của nhiều người không may mắc phải tình trạng răng khuyết điểm này, đặc biệt là các bạn nữ. Để có một nụ cười răng móm đẹp, bạn có thể áp dụng một số cách sau: cười mỉm, cười hở hàm trên, cười che miệng, cuối chéo đầu xuống phía dưới khi cười, đặt lưỡi ở phía sau lúc cười, luyện tập cười ngậm đũa… Tuy nhiên, để có một nụ cười tự tiên và hàm răng đều, đẹp thì cách tốt nhất là nên thực hiện điều trị khắc phục răng móm.

Cách trị móm tại nhà

Một số người có rằng là có thể chữa răng móm tại nhà bằng cách dùng lưỡi hoặc dùng tay để đẩy răng ở hàm trên. Thực chất, cách này chỉ phù hợp với các trường hợp răng móm nhẹ và phải thực hiện ở độ tuổi dậy thì. Vì trong độ tuổi này xương hàm đang phát triển, dễ nắn chỉnh. Để thu được hiệu quả thì người bị răng móm cần thực hiện kiên trì, thường xuyên mỗi ngày. Đối với người trưởng thành, cách chữa trị móm tại nhà không mang lại hiệu quả. Ngược lại, nếu đẩy răng quá nhiều và quá mạnh có thể khiến răng bị tổn thương.

Tóm lại, thay vì tự chữa móm tại nhà thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ móm. Từ đó, sẽ được vấn phương pháp điều trị móm phù hợp như bọc răng sứ, niềng răng, phẫu thuật.

Phương pháp thẩm mỹ - Bọc răng sứ

Đối với cách khắc phục móm này, các răng cần điều trị sẽ được bác sĩ mài chỉnh theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước, nhằm mục đích ép chúng về vị trí đúng và cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn. Sau khi hoàn thành bọc răng sứ, bạn sẽ sở hữu một hàm răng sáng bọc, đều đẹp, cùng một nụ cười tỏa nắng.

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện bọc răng sứ khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 -4 ngày.
  • Chất liệu sứ cao cấp có độ cứng chắc và khả năng chịu lực nhai lớn.
  • Cải thiện các khuyết điểm về màu sắc, hình dáng răng, giúp tăng tính thẩm mỹ.
  • Nếu được chăm sóc tốt, thời gian sử dụng khá lâu dài, trung bình 8 - 15 năm.

Nhược điểm:

  • Cần phải mài răng thật để làm trụ, nếu thực hiện tại các cơ sở y tế thiếu uy tín, mài quá nhiều có thể làm tổn thương, thậm chí là mất răng.
  • Chỉ khắc phục được các trường hợp móm răng nhẹ.

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả Hiệu quả bọc sứ răng móm

Phương pháp chỉnh nha - Niềng răng

Niềng răng móm là phương án được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay đối với trường hợp móm do răng. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ để tạo lực xiết và kéo giúp các răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn. Không chỉ móm, niềng răng còn khắc phục được hầu hết các khuyết điểm khác ở răng như hô, khấp khểnh, lệch lạc…

Ưu điểm:

  • Khắc phục hiệu quả tình trạng răng móm từ nặng đến nhẹ.
  • Kỹ thuật này ít gây xâm lấn, giúp bảo tồn răng thật một cách tốt đa.
  • Sau khi niềng răng móm xong, kết quả giữ được đến trọn đời, không lo bị móm trở lại.
  • Giúp gương mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn và khôi phục khả năng nhai.

Nhược điểm:

  • Thời gian thực hiện chỉnh nha tương đối lâu ( 2 - 3 năm tùy thuộc vào tình trạng răng hoặc lâu hơn).
  • Chi phí tương đối cao.

Hiệu quả niềng răng móm

Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật móm (phẫu thuật chỉnh hàm) là cách điều trị móm hiệu quả đối với các trường hợp móm do xương hàm. Phẫu thuật hàm sẽ thực hiện định vị lại xương hàm, giúp xương hàm đặt đúng vị trí và răng cũng khớp với nhau tốt hơn. Nhờ đó, cải thiện được các ảnh hưởng của móm gây ra như sức khỏe, vẻ ngoài, chức năng nhai…

Ưu điểm:

  • Khắc phục triệt để khuyết điểm răng móm, giúp khuôn mặt hài hòa hơn.
  • Thời gian thực hiện phẫu thuật hàm tương đối nhanh chóng, thường diễn ra trong vài giờ.
  • Sau khi hồi phục, mọi hoạt động đều có thể thực hiện như bình thường.

Nhược điểm:

  • Chi phí rất cao.
  • Kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Nếu không sẽ có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau phẫu thuật.

Phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng

Đây là cách chữa móm cho trường hợp móm do cả răng và hàm. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật xương hàm trước rồi sẽ thực hiện niềng răng để làm đều răng, ổn định khớp cắn lâu dài và tránh các trường hợp răng dịch chuyển hoặc nghiêng vào khoảng trống giữa các răng sau phẫu thuật.

Những phương pháp niềng răng móm

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, niềng răng móm được nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn để khắc phục khuyết điểm móm ở răng. Tùy thuộc vào tình trạng răng, khả năng tài chính, tính chất công việc… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được phương pháp niềng răng móm hiệu quả nhất.

Niềng răng mắc cài truyền thống

Đây là phương pháp niềng răng móm cơ bản nhất với hai loại mắc cài chính chính là mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Kỹ thuật chỉnh nha này sử dụng các khí cụ gồm mắc cài, dây thun và dây cung cố định chặt ở mặt ngoài thân răng để kéo các răng móm về đúng vị trí trên cùng hàm. Dù niềng răng mắc cài truyền thống được đánh giá cao về độ bền nhưng cũng có những hạn chế về mặt thẩm mỹ, đặc biệt là đối với mắc cài kim loại.

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả Niềng răng mắc cài khắc phục khuyết điểm ở răng

Niềng răng mắc cài tự động

Kỹ thuật chỉnh nha này có sự cải tiến hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống. Mắc cài được thiết kế với hệ thống nắp trượt tự động giúp giữ dây cung không di chuyển, tránh bị bong sút và duy trì lực siết răng ổn định. Chính vì vậy nên giảm số lần tái khám trong quá trình chỉnh nha, tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian niềng răng móm.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Có cấu tạo tương tự như niềng răng mắc cài truyền thống nhưng mắc cài được gắn ở mặt trong thân răng. Do đó, niềng răng mắc cài mặt trong đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giúp bạn tự tin giao tiếp vì người đối diện có thể nhận ra bạn đang niềng răng. Tuy nhiên, đối với phương pháp chỉnh nha này, người niềng cần mất nhiều thời gian, tỷ mỷ để vệ sinh răng miệng và mắc cài.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt (hay niềng răng không mắc cài) là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. Mỗi khay niềng được thiết kế riêng biệt và duy nhất dựa trên tình trạng răng móm của khách hàng. Do đó, người niềng có thể dễ dàng điều chỉnh về đúng khớp cắn và đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối. Ngoài ra, với đặc điểm khay niềng có thể tháo lắp linh hoạt nên dễ dàng vệ sinh răng miệng.

Răng móm là gì? Các cách khắc phục răng móm hiệu quả Niềng răng trong suốt - Giải pháp tối ưu để giúp răng hết móm

Qua những chia sẻ trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề răng móm. Nếu bạn bị răng móm đừng ngần ngại, hãy can thiệp để khắc phục khuyết này ngay hôm nay để sớm sở hữu một nụ cười đẹp. Liên hệ ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc vui lòng điền thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.