Đơn vị:

Tìm hiểu chi tiết tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?

Linh lan

1. Tài nguyên du lịch nhân văn là gì?

Trước khi tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì, bạn cần nắm được khái niệm cơ bản của cụm từ này để có thêm cơ sở khẳng định các yếu tố cấu thành du lịch nhân văn ở nước ta. Về định nghĩa, tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng được con người tạo ra trong quá trình sinh sống, phát triển và sử dụng với mục đích thu hút du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hoá tiêu biểu của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thêm vào đó, đây cũng là yếu tố giúp khách du lịch biết rõ hơn và sâu sắc hơn về đặc trưng cơ bản của văn hoá của dân tộc, vùng miền.

Tìm hiểu chi tiết tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những yếu tố mang đậm bản sắc dân tộc

2. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Cụ thể:

Tìm hiểu chi tiết tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di sản vật thể và phi vật thể

3. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch

Liên quan đến vấn đề tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì, có thể thấy, trách nhiệm quản lý, phát huy các giá trị du lịch nhân văn đóng vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện qua các nội dung:

  • Ban hành chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để hướng tới phát triển bền vững.
  • Các bộ, cơ quan - ban ngành cùng tổ chức kế hoạch quản lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
  • Các cá nhân, tổ chức quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm tạo điều kiện cho du khách tham quan, thụ hưởng giá trị tài nguyên du lịch, phối hợp với các cơ quan quản lý có thẩm quyền để bảo vệ và khai thác tiềm năng kinh tế.
  • Du khách, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Tìm hiểu chi tiết tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
Du khách và tổ chức kinh doanh có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch của đất nước

4. Quy định về điều tra tài nguyên du lịch nhân văn

Các quy định về điều tra tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:

  • Căn cứ theo nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
  • Thời gian thực hiện điều tra do các bộ - ban - ngành có liên quan quyết định và thông báo.

5. Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch

Tìm hiểu nội dung điều tra tài nguyên du lịch bao gồm những gì vô cùng quan trọng, bởi đây là căn cứ để các nhà quản lý có những đánh giá chính xác nhất:

  • Thông tin về tài nguyên du lịch (tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích) mà chủ thể quản lý đang sử dụng.
  • Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
  • Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
  • Giá trị tài nguyên du lịch.

6. Trách nhiệm của Nhà nước với tài nguyên du lịch

Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân các cấp trong quản lý du lịch được quy định như sau:

  • Ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn.
  • Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vấn đề môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nơi thường xuyên tập trung khách du lịch.
  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để đảm bảo môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh.
  • Tổ chức nơi dừng, đỗ xe cho các khu du lịch.
  • Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch.
Tìm hiểu chi tiết tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
Nhà nước có trách nhiệm ban hành các chính sách phát triển và thu hút đầu tư cho ngành du lịch

7. Một số câu hỏi liên quan đến du lịch nhân văn

Bạn có thể tham khảo phần giải đáp các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì dưới đây:

7.1. Hoạt động phát triển du lịch nhân văn có thuộc hạng mục được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ không?

Theo quy định của pháp luật, Nhà nước luôn có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đầu tư và phát triển du lịch nhân văn. Các chính sách bao gồm:

  • Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước.
  • Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất theo chính sách Nhà nước ban hành.
  • Nhà nước ưu tiên phân bổ kinh phí cho các hoạt động quản lý giá trị tài nguyên du lịch, quy hoạch chiến lược về du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia hay địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

7.2. Trở ngại lớn nhất về tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta hiện nay là gì?

Các khó khăn trong phát triển tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện đồng bộ.
  • Sự xuống cấp của các địa điểm lưu trữ tài nguyên du lịch nhân văn.
  • Các chính sách đặc thù cho du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp chưa rõ ràng, còn nhiều rào cản do liên quan đến các chính sách của các ngành khác.
  • Người dân thiếu ý thức bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch.

Qua tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì, có thể thấy, ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều khó khăn để phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, vấn đề xuống cấp của các di tích và sự mai một của tài nguyên phi vật thể là vấn đề đáng lo ngại. Chính vì vậy, các cấp quản lý, tổ chức và cả cá nhân cần có hành động tích cực nhằm bảo vệ giá trị to lớn của một nền văn hoá, dân tộc lâu đời như Việt Nam.

Tìm hiểu chi tiết tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
Sự xuống cấp của các di tích văn hoá vật thể là vấn đề khó khăn nhất của ngành du lịch Việt Nam

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm lễ hội, các đối tượng gắn với dân tộc học, các di tích lịch sử - văn hoá. Với mỗi loại hình, nhà nước có những chính sách để khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, việc xuống cấp của các di tích lịch sử đang là vấn đề hàng đầu mà ngành du lịch Việt Nam cần phải đối mặt.