Tại sao phải tiêm mông?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu -Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 06 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, cấp cứu và hồi sức cấp cứu.

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều loại thuốc khác nhau, có loại được sử dụng đường uống, có loại được sử dụng đường tiêm hoặc truyền.... Thuốc tiêm lại được chia thành tiêm tĩnh mạch, thuốc tiêm bắp thịt, tiêm dưới da, tiêm trong da,... Mông là một vị trí thường được lựa chọn khi sử dụng các loại thuốc tiêm bắp thịt.

1. Tại sao phải tiêm mông?

Trước tiên chúng ta cần hiểu tiêm thuốc là việc sử dụng bơm và kim tiêm để bơm thuốc dạng dung dịch hòa tan trong dầu, trong nước hoặc dạng hỗn dịch vào trong cơ thể qua đường tĩnh mạch, bắp thịt, dưới da, trong da hay vào trong các khoang thanh mạc, ống sống,... Việc đưa thuốc vào trong cơ thể qua đường tiêm thường có tác dụng nhanh hơn so với việc uống thuốc.

Tiêm bắp thịt là tiêm thuốc vào trong bắp thịt của người bệnh, thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da. Bởi các cơ được tưới máu nhiều và luôn luôn co bóp, do đó quá trình hấp thu thuốc tại bắp thịt nhanh hơn ở mô liên kết dưới da. Đồng thời cảm giác đau tại cơ không nhạy bằng mô dưới da nên có thể tiêm bắp những thuốc kích thích mạnh như Streptomycin, Penicillin, Emetin, Quinin, huyết thanh chữa bệnh hoặc máu cũng có thể tiêm vào bắp.

Tiêm bắp thịt có thể tiêm ở cánh tay, ở đùi hay ở mông. Vậy tại sao chúng ta thường thấy tiêm mông nhiều hơn? Đó là bởi về cơ mông là một cơ lớn với khối lượng cơ lớn, đồng thời đây cũng là nơi an toàn bởi có ít dây thần kinh và mạch máu lớn đi qua. Chính vì vậy mà các bác sĩ, y tá thường lựa chọn tiêm mông đối với các loại thuốc được chỉ định tiêm bắp.

Tại sao phải tiêm mông?

2. Chỉ định và chống chỉ định tiêm mông

2.1. Chỉ định tiêm mông

Tiêm mông cũng như tiêm bắp nói chung có thế tiêm nhiều loại dung dịch đẳng trương khác nhau như là:

Tại sao phải tiêm mông?

2.2. Chống chỉ định tiêm mông

Tiêm bắp nói chung và tiêm mông nói riêng chống chỉ định với những loại thuốc gây hoại tử tổ chức như là Calci clorua, Ouabain,...

3. Kỹ thuật tiêm mông

3.1. Xác định vị trí tiêm mông

Vùng mông có mạch máu lớn và thần kinh hông to chạy qua do đó cần phải xác định chính xác vị trí tiêm để tránh tiêm vào dây thần kinh tọa. Tuy nhiên các bạn đừng lo lắng, bởi vùng mông rất lớn, việc xác định vị trí tiêm cũng rất dễ dàng.

Vùng mông được giới hạn bởi 4 đường, đó là:

Có 2 cách để xác định vị trí tiêm mông đó là:

Tư thế bệnh nhân khi tiêm mông đó là một trong hai tư thế sau:

Tại sao phải tiêm mông?

3.2. Thực hành kỹ thuật tiêm mông

Kỹ thuật tiêm mông có hai cách sau:

Tiêm mông một thì:

Tại sao phải tiêm mông?

Tiêm mông hai thì:

Thì 1:

Thì 2:

4. Tai biến khi tiêm mông

Khi tiêm bắp mông có thể gặp phải một số tai biến sau:

Tiêm mông là một dạng tiêm bắp thịt thường được sử dụng, bởi vị trí tiêm là cơ mông lớn, việc xác định dễ dàng. Tuy nhiên nếu chủ quan, hoặc không nắm rõ cách xác định vị trí, kỹ thuật tiêm thì vẫn có thể dẫn tới những tai biến nguy hiểm cho bệnh nhân.

Tại sao phải tiêm mông?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/tai-sao-phai-tiem-mong-a12709.html