Đơn vị:

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất

Linh lan

Được ví như những “nhạc trưởng thầm lặng” trong ngành sản xuất, đứng đẳng sau những sản phẩm chất lượng mà chúng ta sử dụng mỗi ngày, họ chính là nhân viên quản lý sản xuất. Bài viết sau sẽ mô tả công việc quản lý sản xuất, kỹ năng và vai trò của họ trong việc biến những ý tưởng thành sản phẩm thực tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà máy sản xuất và nền công nghiệp hiện đại.

1. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó bao gồm việc lên kế hoạch, tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất với chất lượng cao, hiệu quả về chi phí và đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

  • Xem thêm: Khái niệm quản lý sản xuất - Tìm hiểu 9 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả nhất

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất

2. Nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhân viên quản lý sản xuất là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất trong một doanh nghiệp. Công việc của họ gồm lập kế hoạch sản xuất, giám sát quá trình sản xuất hàng ngày, đảm bảo sự hiệu quả và chất lượng của sản phẩm, quản lý tài nguyên như lao động, vật liệu, thiết bị, và đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và môi trường.

Nhà quản lý sản xuất thường phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác như bộ phận kỹ thuật, vật tư, và bộ phận bán hàng để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách trơn tru, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

3. Vai trò của nhân viên quản lý sản xuất

Nhân viên quản lý sản xuất có vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, trơn tru, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý giỏi giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro, cắt giảm chi phí, không ngừng tối ưu hoá quá trình sản xuất giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển và tạo dựng vị trí lớn mạnh trên thị trường.

Ngoài ra, nhà quản lý sản xuất chính là cầu nối giữa các bộ phận lãnh đạo và công nhân sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động được thực thi hiệu quả.

4. Công việc của nhân viên quản lý sản xuất

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất

4.1 Lập kế hoạch sản xuất

Để đảm bảo dây chuyền hay bộ máy sản xuất vận hành trơn tru, hiệu quả, việc đầu tiên và quan trọng hàng đầu mà nhà quản lý sản xuất cần làm đó là lập kế hoạch sản xuất chi tiết. Từ việc phân tích nhu cầu của thị trường, dự báo nhu cầu, cho đến việc lên kế hoạch chi tiết từng khâu sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, nhân sự… Tất cả đều hướng tới mục tiêu hoạt động sản xuất diễn ra đúng tiến độ, đạt chất lượng và tiết kiệm chi phí.

4.2 Lập lịch trình sản xuất

Bước tiếp theo, lập lịch trình sản xuất chính là kim chỉ nam để khiến mọi hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả. Nhà quản lý sản xuất sẽ dựa vào đây để quản lý và theo dõi các công đoạn sản xuất, điều phối nguồn lực và đảm bảo quy trình diễn ra đúng theo kế hoạch, đạt mục tiêu và đáp ứng nhu cầu thị trường.

4.3 Quản lý các nhà cung cấp nguyên vật liệu

Để đảm bảo chất lượng và sản lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng khách hàng, nhân viên quản lý sản xuất cần lựa chọn và quản lý nhà cung cấp nguyên vật liệu hiệu quả. Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, cung cấp nguyên vật liệu chất lượng cao với mức giá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của quy trình sản xuất.

4.4 Quản lý và tối ưu quy trình sản xuất

Nếu mô tả công việc quản lý sản xuất thì đây là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhà quản lý sản xuất cần giám sát, tổ chức và điều hành quy trình sản xuất diễn ra trơn tru, hiệu quả để đạt được hoặc vượt kế hoạch đề ra. Ngoài ra, họ cần không ngừng cải tiến quy trình, tìm hiểu và vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý sản xuất để áp dụng vào quy trình của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn.

4.5 Báo cáo lên ban lãnh đạo

Nhân viên quản lý sản xuất là cầu nối giữa ban lãnh đạo với công nhân sản xuất. Vì vậy họ phải thường xuyên báo cáo tình trạng hoạt động của công xưởng, nhà máy về tình hình hoạt động của nhà máy sản xuất. Ngoài báo cáo kế hoạch, kết quả sản xuất đạt được, họ cũng cần gửi những kiến nghị, đề xuất và thông báo về những rủi ro phát sinh không tự giải quyết được.

4.6 Quản lý nhân sự sản xuất

Nhà quản lý sản xuất đảm nhiệm trách nhiệm lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên sản xuất, sắp xếp công việc hợp lý cho nhân viên nhà máy và đảm bảo tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm của nhân viên. Cần theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên để khen thưởng, động viên kịp thời, cũng như kỷ luật nhân viên. Đảm bảo môi trường làm việc là nơi làm việc mà mọi nhân viên đều muốn cống hiến hết mình.

4.7 Quản lý máy móc, thiết bị

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất

Ngoài quản lý con người, khi mô tả công việc quản lý sản xuất, máy móc và thiết bị cũng là đối tượng mà nhà quản lý cần quan tâm. Họ cần lập lịch bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm cho máy móc thiết bị, hướng dẫn và giám sát nhân viên sử dụng đúng quy trình, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc, thiết bị.

4.8 Tổ chức thực hiện các phương pháp quản lý sản xuất 5S, Kaizen

5S và Kaizen là hai phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Nhân viên quản lý sản xuất cần triển khai thực hiện 5S để tạo môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ và hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng Kaizen sẽ khuyến khích tinh thần cải tiến liên tục của doanh nghiệp, góp phần nâng cao và tối ưu năng suất sản xuất.

5. Kỹ năng quản lý sản xuất

Để đảm đương những trách nhiệm trong mô tả công việc quản lý sản xuất ở bên trên, nhân viên sẽ cần phải có những kỹ năng quản lý sản xuất quan trọng như sau:

  • Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, tổ chức công việc hiệu quả
  • Khả năng điều hành và giám sát quá trình sản xuất
  • Khả năng hành động quyết đoán để giải quyết vấn đề phát sinh trong nhà máy liên quan đến nhân viên, máy móc thiết bị
  • Kiến thức về công nghệ thông tin để xử lý các công nghệ trong nhà máy/phân xưởng sản xuất
  • Khả năng chú ý đến từng chi tiết để phát hiện những điểm lỗi và cải tiến quy trình, hoạt động tối ưu hơn
  • Khả năng giao tiếp rõ ràng và thuyết phục với nhân viên, quản lý cấp cao hơn và khách hàng của doanh nghiệp
  • Kỹ năng đàm phán để mua nguyên liệu tiết kiệm chi phí, kịp thời phục vụ sản xuất
  • Khả năng làm việc dưới áp lực và cùng lúc đảm đương nhiều công việc
  • Kỹ năng lãnh đạo, hỗ trợ và thúc đẩy người khác làm việc hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra

6. Mức lương của nhân viên quản lý sản xuất

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất

Nhân viên quản lý sản xuất là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, đòi hỏi người đảm nhiệm phải có năng lực cũng như có những phẩm chất, kỹ năng quản lý sản xuất tốt. Nếu bạn có sở thích, đam mê với lĩnh vực sản xuất, có khả năng và năng lực tổ chức, quản lý tốt, thì đây là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn.

Hiện nay, mức lương của chức vụ quản lý sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đặc thù của từng doanh nghiệp, mà dao động ở nhiều mức khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, mức lương trung bình của vị trí này dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng.

Để có thể trở thành một nhà quản lý sản xuất tại một doanh nghiệp, bạn cần tốt nghiệp các ngành Quản lý sản xuất, Kỹ thuật công nghiệp hoặc các ngành liên quan khác tại các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể cần đến 3 năm kinh nghiệm làm việc và làm việc tại các vị trí như cán bộ sản xuất, tổ trưởng sản xuất,... để ứng tuyển cho vị trí này.

7. Kết luận

Hiện nay, hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES là giải pháp toàn diện và chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả và năng suất. Hệ thống cung cấp nhiều chức năng hữu ích hỗ trợ nhân viên quản lý sản xuất như:

  • Theo dõi và giám sát sản xuất theo thời gian thực: SEEACT-MES giúp nhà quản lý theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất theo real time. Nhờ vậy họ có thể tối ưu hoá quy trình dễ dàng, kịp thời phát hiện những điểm nghẽn cũng như hạn chế việc gián đoạn sản xuất.
  • Quản lý dữ liệu sản xuất: Những gì đo lường được sẽ cải tiến được. Nhà quản lý sản xuất có thể dễ dàng phân tích dữ liệu sản xuất để đưa ra những quyết định sáng suốt, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn.
  • Tối ưu hoá quy trình sản xuất: SEEACT-MES là tập hợp các module, công cụ giúp nhà quản lý sản xuất tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả làm việc
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: SEEACT-MES với module quản lý chất lượng giúp nhà quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, gia tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất

Và còn nhiều những tính năng khác như quản lý bảo trì máy móc, quản lý kế hoạch sản xuất, quản lý kho hàng thông minh ứng dụng Barcode, QR Code, hệ thống truy xuất nguồn gốc,... là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả của công việc và góp phần vào thành công của doanh nghiệp.

Nếu bạn là nhân viên quản lý sản xuất muốn tìm hiểu thêm về hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES - một giải pháp thông minh, chuyên nghiệp, do doanh nghiệp Việt tạo ra, phục vụ tâm huyết cho người Việt, hãy vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ để được hỗ trợ miễn phí!

Xem thêm:

  • Đơn vị cung cấp hệ thống tự động hóa trong sản xuất DACO
  • Giải pháp MES của DACO
  • Những giải pháp tự động hóa sản xuất 4.0