Đơn vị:

Mẫu Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Thổ Địa Theo Mẫu

Linh lan

Bốc bát hương cho Thần linh, Thổ Địa là biểu tượng của sự kết nối giữa con người và thế giới tâm linh. Đây là cách con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với thế giới tâm linh. Khi tiến hành nghi lễ, từ việc chọn loại hương phù hợp đến cách bốc hương và đặt lên bàn thờ đều mang ý nghĩa đặc biệt. Trong bài viết này của Tâm An Luxury, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nghi lễ văn khấn bốc bát hươngcho Thần linh, Thổ Địa.

Tổng hợp mẫu bài cúng xin bốc bát hương mới nhất

Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ trong việc đọc văn khấn xin bốc bát hương Thần linh, Thổ Địa một cách trang nghiêm. Nội dung gồm 2 mẫu bài văn khấn như sau:

Văn khấn xin bốc bát hương Thổ Địa, Thần Tài

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới cho bàn thờ ông Thần Tài ( Thổ Công ), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy Ông Thần Tài ( Thổ Công ), hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin Chư Vị phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.”

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Mẫu Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Thổ Địa Theo Mẫu
Mẫu bài cúng xin bốc bát hương Thổ Địa, Thần Tài

Văn khấn xin bốc bát hương cho Thần linh

“Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật!” (3 lạy)

Con lạy chín phương trời mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tên con là………………

Ngụ tại…………………..

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (…) cho con được làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) để thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh dòng họ (…) tại gia.

Con xin kinh lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ chứng tâm chứng lễ về phù hộ độ trì cho gia đinh chúng con được mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông, còn nhiều lầm lỗi. Con xin gia tiên nội ngoại, bà cô, ông mãnh xá lầm lỗi cho con, phù hộ độ tri cho gia đình chúng con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

“Con Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật!” (3 lạy)

Mẫu Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Thổ Địa Theo Mẫu
Mẫu bài văn khấn bốc bát hương cho Thần linh

99+ Mẫu bàn thờ Thần Tài thu hút may mắn và tài lộc 2024

Những vật dụng có trong bát hương

Việc đặt bộ Dị Hiệu trong bát hương mang ý nghĩa kết nối giữa thế giới tâm linh và hiện tại, cũng như một lời tri ân và tình cảm dành cho tổ tiên, cội nguồn của dòng họ. Những vật dụng đặt trong bát hương bao gồm:

Tờ Di Hiệu

Tờ Di Hiệu (hay còn gọi là Tờ Thất Bảo) được in trên giấy vàng với chữ đỏ được sử dụng để ghi tên người được thờ cúng (có thể viết bằng chữ Hán hoặc chữ Việt), cách ghi như sau:

  • Nếu gia chủ thờ cúng Thổ Công, Long mạch thì nên ghi: PHỤNG THỜ: THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA CHI TÔN THẦN.
  • Nếu gia chủ thờ gia tiên thì nên ghi: PHỤNG THỜ: ĐẠI NỘI TỔ TIÊN DÒNG HỌ… CHƯ VỊ THẦN LINH.
  • Nếu gia chủ thờ Bà Cô, Ông Mãnh ghi: PHỤNG THỜ: BÀ CÔ ÔNG MÃNH DÒNG HỌ… CHÂN LINH VỊ TIỀN.
  • Nếu gia chủ thờ Thần Địa, Thần Tài thì nên ghi: PHỤNG THỜ: THẦN TÀI THỔ ĐỊA CHƯ VỊ CHÂN LINH.
  • Và nếu gia chủ thờ Ông Công Ông Táo thì nên ghi: PHỤNG THỜ: ĐÔNG TRÙ TƯ MỆNH TÁO PHỦ THẦN QUÂN.
  • Còn nếu bát hương thờ nhiều người thì ghi thêm tờ Hiệu khác hoặc ghi chung vào một tờ Hiệu.
Mẫu Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Thổ Địa Theo Mẫu
Hướng dẫn viết tờ Di Hiệu chuẩn xác và chi tiết

Cốt bát hương (Bộ thất bảo)

Bộ thất bảo bao gồm 7 loại đá quý như vàng, bạc, ngọc, xà cừ, hổ phách, san hô và mã nào. Bộ thất bảo được xem như linh hồn của bát hương, có khả năng thu hút tài lộc, may mắn đến cho gia đình.

Bộ thất bảo thường được đặt ở đáy bát hương, cùng với một lớp tro mỏng, còn có thể đặt thêm gạo vàng, ngũ vị hương, cốt (một mảnh gỗ hoặc đồng xu). Ngoài ra bột thất bảo cũng phải được thanh tẩy trước khi sử dụng. Nên chọn mua bộ thất bảo có chất lượng tốt, được làm từ đá tự nhiên, làm bằng vàng thật, bạc thật.

Tro nếp

Tro nếp được xem như một cầu nối giữa thế giới của người sống và thế giới tâm linh. Tro nếp tượng trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ trong quá trình thờ cúng. Tránh việc sử dụng tro bếp thay cho tro nếp, vì tro bếp chứa nhiều tạp chất có thể ảnh hưởng đến không gian thờ cúng.

Gia chủ nên chọn gạo nếp thơm ngon, sạch sẽ để có được tro chất lượng tốt. Trước khi cho tro nếp vào, bát hương cần được làm sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh. Rải một lớp tro nếp dày khoảng 2-3cm vào đáy bát hương. Nên thay tro nếp định kỳ khoảng 3-6 tháng một lần hoặc khi thấy tro bị ẩm mốc, bẩn.

Cách gói bộ Dị Hiệu đặt ở cốt bát hương

Dưới đây là cách gói bộ dị hiệu một cách chi tiết:

  • Bước 1 + Bước 2: Trước khi gói, nên tẩy uế bộ thất bảo và tờ Dị Hiệu bằng cách dùng nước muối hoặc rượu trắng để làm sạch. Lấy chỉ ngũ sắc để gói từng viên đá quý lại và gói tất cả với nhau bằng một gói khác.
  • Bước 3 + Bước 4: Tiếp đến ta đặt gói thất bảo vào trong hộp nhung đỏ, đặt tờ Dị Hiệu lên trên gói thất bảo. Sau đó đóng kính hộp đựng và dán kín để tránh bụi bẩn.
Mẫu Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Thổ Địa Theo Mẫu
Cách gấp gói bộ Dị Hiệu đặt ở cốt bát hương

Tham khảo: 59+ mẫu bàn thờ chung cư đẹp hiện đại.

Quy trình cách bốc bát hương bát nhang

Lưu ý cần rửa tay sạch sẽ trước khi bốc bằng nước gừng pha với rượu trắng. Quy trình bốc bát hương như:

  • Lấy một lớp thạch anh ngũ sắc rải xuống đáy bát hương.
  • Dưới đáy bát hương đặt bộ Dị Hiệu đã gói.
  • Sau đó, vừa đếm theo vòng Sinh - Lão - Bệnh - Tử vừa bốc tro bỏ vào bát hương, cho đến nắm tro cuối cùng thì dừng lại ở chữ Sinh là được.

Lưu ý: Trong suốt quá trình vừa bốc bát hương vừa kết hợp đọc văn khấn xin bốc bát hương, để bày tỏ những tâm nguyện của bản thân và gia đình. Đồng thời, đọc chú Ngũ Bộ Thần Chú như:

“Um Ram, Um Si-Ram, Um Ma Ni Pad Mẽ Hum, Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha, Um B-Rum”

Sau khi bốc xong tro vào bát hương, lau chùi sạch sẽ bát hương, đặt lên vị trí trang trọng trên bàn thờ. Cuối cùng, đặt một nén hương trầm vào giữa bát hương, châm lửa và để khói hương trầm tỏa ngược và xông tẩy uế khí cho toàn bộ bát hương. Sau khi hương trầm cháy hết tiếp tục thực hiện nghi thức tiếp theo và hoàn thành quy trình đặt bát hương lên bàn thờ.

Bốc bát hương cần kiêng kỵ điều gì?

Trong quá trình thực hiện nghi lễ, gia chủ cần kiêng kỵ vài điều để giữ gìn sự tôn nghiêm và linh thiêng của nghi lễ.

  • Trước hết, không được tự ý di chuyển bát hương mà phải xin phép tổ tiên bằng cách đọc văn khấn bốc bát hương Thần Linh Thổ Địa.
  • Phần thờ cúng thường được bố trí phía sau bát hương, do đó chỉ nên đặt ảnh hoặc các bức tranh của gia tiên ở vị trí này, nhằm đảm bảo tập trung vào nghi lễ thờ cúng.
  • Các đồ thờ cúng nên được đặt ở phía trước hoặc bên cạnh bát hương, tùy thuộc vào truyền thống của gia đình hay vùng miền, giúp tạo ra không gian phù hợp và tôn nghiêm.
  • Đặc biệt khi thờ cúng thần tài, tránh sử dụng các vật phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, vì điều đó thể hiện sự sơ sài trong lễ cúng.
Mẫu Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Thổ Địa Theo Mẫu
Bốc bát hương cần lưu ý và kiêng kỵ gì?

Trên đây là nội dung bài văn khấn bốc bát hương Thần linh, Thổ Địa chính xác được nội thất Tâm An Luxury tổng hợp và gửi đến quý khán giả. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp quý vị thực hiện các nghi lễ tâm linh một cách trang trọng và hiệu quả. Mời quý vị đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website https://tamanluxury.com.

Theo dõi bài viết khác:

Văn Khấn Dời Mộ Và Những Điều Cần Lưu Ý Cho Gia Chủ

Mẫu Văn Khấn Nhập Trạch Nhà Mới Chi Tiết, Đầy Đủ Nhất