Đơn vị:

Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chi tiết, chính xác

Linh lan

Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ như thế nào? Nên thay bàn thờ mới vào tháng nào là đẹp nhất? Đây là những câu hỏi nhiều người quan tâm khi có ý định chuyển nơi ở, hoặc mua bàn thờ mới khang trang hơn. Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Phật Giáo Hiền Thủy sẽ giúp quý khách tìm hiểu A-Z về vấn đề này nhé!

Có nên thay bàn thờ mới không? Thay bàn thờ mới khi nào?

Có nên thay bàn thờ mới không là một thắc mắc khá phổ biến. Nhiều người lo lắng, việc lập bàn thờ mới có thể ảnh hưởng đến gia đạo, nhất là khi thực hiện không đúng cách. Theo Hiền Thủy tìm hiểu, thì việc lập bàn thờ mới hoàn toàn không ảnh hưởng gì về gia đạo, vận mệnh của gia chủ. Tuy nhiên, gia chủ cần nhớ tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản và những điều kiêng kỵ khi lập bàn thờ mới.

Một số trường hợp mà gia chủ cần thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ là:

  • Bàn thờ đã cũ, hỏng hóc, mối mọt, không đảm bảo sự vững chắc cũng như sự linh thiêng của không gian thờ cúng.

  • Gia đình chuyển tới nơi ở mới, nhưng không thể mang bàn thờ cũ, hoặc bàn thờ cũ không phù hợp với nội thất căn nhà.

  • Gia đình muốn mua bàn thờ mới tốt hơn, lớn hơn để thuận tiện cho việc thờ phụng tổ tiên và thánh thần.

Các bước thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ

Chọn ngày, giờ đẹp để thay bàn thờ

Bước đầu tiên trong thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ là xem ngày giờ tốt. Ngày giờ tốt phụ thuộc vào tuổi của chủ nhờ, bởi đây chính là người chịu trách nhiệm chính cho việc thờ cúng trong gia đình. Gia chủ có thể nhờ thầy phong thủy tư vấn về ngày giờ đẹp, tránh ngày hung, cũng như cách đặt bàn thờ đúng phong thủy.

Thay bàn thờ mới vào tháng nào cũng là một câu hỏi nhiều người thắc mắc. Có ý kiến cho rằng, việc thay bàn thờ mới có thể thực hiện vào ngày tuần rằm hàng tháng, mùng 1 hoặc rằm âm lịch của một tháng bất kỳ. Điều quan trọng là gia chủ thực hiện sao cho thuận tiện với nhu cầu sử dụng của mình.

Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chi tiết, chính xác

Chọn ngày giờ để thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ

Chuẩn bị lễ cúng thay bàn thờ mới

Bước kế tiếp trong thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ là chuẩn bị lễ cúng. Nếu thuê thầy phong thủy, gia chủ sẽ được lên danh sách chi tiết về các vật lễ cúng cần sắm. Về cơ bản, lễ thay bàn thờ mới có những cái tên sau:

  • Đĩa xôi và con gà trống luộc, hoặc có thể thay bằng thịt lợn luộc.

  • Trứng gà sống (5 quả) và thịt lợn nạc vai (2 lạng) cũng để sống, kết thúc lễ mới đem đi luộc chín.

  • Đĩa trầu cau có quả cau lá trầu, têm hay không têm đều được.

  • Rượu trắng, 1 đĩa muối và 1 đĩa gạo.

  • 1 lọ hoa tươi.

  • Hàng mã bao gồm 1 ngựa vàng, 1 ngựa đỏ (có cả hài, mũ, giày, kiếm), quần áo mã 1 vàng 1 đỏ.

  • Tiền vãng mã và hương nến.

  • Sớ viết thiên di linh vị.

Trước khi làm thủ tục lập bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ, những lễ vật này phải được sắm tươm tất. Hoa quả không chọn quả, hoa còn tươi không héo,... Việc chuẩn bị đầy đủ này giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong nhận được sự phù hộ độ trì.

>> Xem thêm: Bộ đồ đồng thờ cúng đầy đủ gồm những gì, mua ở đâu tốt?

Đọc văn khấn thay bàn thờ mới

Sau khi đã bày biện xong mâm lễ cúng thay bàn thờ mới, gia chủ thắp hương khấn thần linh và tổ tiên và đọc văn khấn. Văn khấn có thể viết ra giấy nếu gia chủ cảm thấy dài và không thể nhớ hết. Một lưu ý khác là trước khi đọc văn khấn trước bàn thờ gia tiên, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Hơn nữa, khi đọc thì không nên đọc to, chỉ lầm rầm đủ để bản thân nghe thấy.

Nhiều người chưa biết thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không. Thực chất, nếu bát hương vẫn còn mới, sử dụng được, thì gia chủ không cần thay mà có thể tận dụng sang bàn thờ mới. Trường hợp thay cả bát hương, bát hương cũ sẽ được thả trôi sông.

Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chi tiết, chính xác

Đọc văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ

Hóa vàng và thay bàn thờ mới

Sau khi khấn lễ và hết hương, chủ nhà rắc gạo muối ra trước cửa nhà hạ hết đồ thờ cúng trên bàn thờ và chuyển sang bàn thờ mới. Ở bàn thờ mới, gia chủ sắp xếp theo vị trí đúng phong thủy. Ngoài ra, gia chủ dùng rượu gừng lau bàn thờ mới, thắp nhang và khấn lễ như bình thường là hoàn thành.

Hướng dẫn cách chuyển bàn thờ sang nhà mới

Ở phía trên là thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ cơ bản, áp dụng với cả trường hợp chỉ mua bàn thờ. Nhưng cũng có khi, việc chuyển bàn thờ không diễn ra cùng một nơi, bởi gia chủ chuyển hẳn sang chỗ ở khác. Lúc này, cách thực hiện cũng khá tương tự, bao gồm bày mâm cúng, thắp nhang, đọc văn khấn, hóa vàng và chuyển đồ thờ sang nhà mới.

Điểm khác biệt là gia chủ cần thực hiện thêm lễ nhập trạch nhà mới để mời tổ tiên an vị. Lễ nhập trạch là lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc sẽ chuyển đến nơi ở này, hy vọng được thần linh, thổ địa phù hộ cho gia đình an lành. Ngoài ra, sau khi chuyển bàn thờ gia tiên về nơi ở mới, gia chủ cần thắp nhang liên tục trong một tuần, để tổ tiên quen nơi ở mới và không luyến tiếc nơi cũ.

Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chi tiết, chính xác

Gia chủ thực hiện lễ nhập trạch chuyển sang nhà mới

>> Xem thêm: Hướng dẫn A-Z cách thờ chung bàn thờ Phật và gia tiên

Mẫu văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ

Mẫu văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ cũng là nội dung gia chủ cần nghiên cứu kỹ. Về cơ bản, mẫu văn khấn này bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần thứ nhất: Là phần nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành lễ, tên người đứng đọc văn khấn để xưng danh với các vị gia tiên.

  • Phần thứ hai: Là phần nêu mục đích đọc văn khấn, ở đây là chuyển sang bàn thờ mới. Trong nội dung này thể hiện lòng thành tâm qua việc mua lễ cúng, biết ơn hồng phúc tổ tiên về việc đã phù hộ ở ngôi nhà cũ, thành lập được ngôi nhà mới.

  • Phần thứ ba: Thể hiện mong muốn tổ tiên, thánh thần tiếp tục phù hộ độ trì cho gia đình và những người đang sinh sống tại đây được an lành, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông.

Dưới đây là một số mẫu văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ mà Hiền Thủy sưu tầm, quý khách hãy đọc tham khảo!

Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chi tiết, chính xác

Mẫu văn khấn thay ban thờ mới

Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chi tiết, chính xác

Mẫu văn khấn thay bàn thờ mới cho cơ quan, công ty

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ mà Hiền Thủy gửi đến quý khách. Để cập nhật những kiến thức bổ ích liên quan đến đời sống tín ngưỡng, văn hóa tâm linh, quý khách hãy thường xuyên truy cập website Siêu Thị Phật Giáo Hiền Thủy nhé!