Đơn vị:

Định lượng và định tính là gì? 7 bước cơ bản để nghiên cứu dữ liệu kèm ví dụ

Linh lan

Khi tiến hành các bài tập khảo sát, phân tích dữ liệu từ trên ghế nhà trường chắc hẳn bạn đã từng được nghe nói đến định tính và định lượng là gì rồi phải không? Nhưng liệu bạn đã biết cách áp dụng chúng như thế nào để phù hợp với bài đồ án, báo cáo của mình.

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về các bước nghiên cứu dữ liệu định tính, định lượng!

Định lượng và định tính là gì? 7 bước cơ bản để nghiên cứu dữ liệu kèm ví dụ

1. Nghiên cứu định tính là gì?

Nghiên cứu định tính là dạng nghiên cứu tập trung thu thập dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc video để tìm hiểu cụ thể về một hiện tượng, hành vi nào đó xảy ra trong cuộc sống qua đó có thể hiểu rõ một cách trực quan những trải nghiệm và quan điểm cụ thể mà đối tượng nghiên cứu đã được nghe,nhìn và cảm nhận được.

Đây là phương pháp rất thường xuyên được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn, thu thập ý kiến trực tiếp, quan sát hành động của thực thể,…

Định lượng và định tính là gì? 7 bước cơ bản để nghiên cứu dữ liệu kèm ví dụ

1.1 Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính

  • Lý thuyết nội dung: Tập trung xác định những chủ đề, các khái niệm và mối quan hệ của dữ liệu tác động lẫn nhau để củng cố các kiến thức lý thuyết về vấn đề nghiên cứu.
  • Phân tích theo chủ đề: Kỹ thuật này được dùng để diễn giải ý nghĩa và hiểu biết sâu sắc, đa chiều về chủ đề.
  • Lý thuyết nền tảng: Đây là kỹ thuật tập trung phát triển các khái niệm, kiến thức từ những dữ liệu thu thập được thay vì cứng nhắc theo khuôn khổ áp đặt. Thuyết nhật tâm được phát triển bởi Galileo là trường hợp điển hình.
  • Phân tích biện luận: Là kỹ thuật phân tích dựa trên ý nghĩa từ thông điệp được truyền tải dưới dạng ngôn ngữ, văn bản, lời nói,… Là kỹ thuật được dùng phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn.

1.2 Ưu điểm

  • Dữ liệu thu thập được rất đa dạng và phong phú (từ văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,…).
  • Tính linh hoạt cao.
  • Tìm ra các vấn đề có thể bị bỏ sót thông qua các câu hỏi mang tính khoa học và thực tế cao.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để tìm ra những điểm mâu thuẫn trong dữ liệu được phản ánh thực tế.
  • Có tính ứng dụng cao trong doanh nghiệp, khi họ cần lắng nghe thông tin chính xác và chi tiết từ khách hàng để khắc phục vấn đề tồn đọng.

1.3 Nhược điểm

  • Không phù hợp để tiến hành các nghiên cứu trên quy mô lớn vì sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí.
  • Không phù hợp cho các nghiên cứu, báo cáo về những vấn đề mang tính khái quát cho cả quần thể ( Chẳng hạn như thống kê dân số, giới tính,…).
  • Tốn nhiều thời gian của đáp viên vì phải trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi khiến họ có thể cảm thấy không thoải mái.

2. Nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định tính là phương pháp mà các thông tin và dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng ở dạng các con số có tính chất thống kê để đánh giá các yếu tố cần phải có những giá trị chính xác hoặc tương đối chính xác.

Lấy ví dụ đơn giản: Sỉ số lớp học phải có số lượng cụ thể, chiều cao cân nặng phải có con số chính xác để làm cơ sở đánh giá thể trạng, nhiệt độ phải được minh chứng bằng con số để biết được ngoài trời đang nóng hay lạnh. Những ví dụ trên cũng là những trường hợp bắt buộc phải sử dụng nghiên cứu định lượng để thực hiện.

Định lượng và định tính là gì? 7 bước cơ bản để nghiên cứu dữ liệu kèm ví dụ

2.1 Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng

  • Thống kê mô tả: Tập hợp các hệ số được dùng nhằm mô tả hoặc tóm tắt một tập dữ liệu nào đó một cách cụ thể, có thể là một mẫu nhỏ hoặc toàn bộ mẫu trong tổng thể.
  • Thống kê suy luận: Từ kết quả phân tích của một mẫu thu thập được để đưa ra những giả thuyết, suy luận cho cả tổng thể.

2.2 Ưu điểm

  • Có độ tin cậy và chính xác cao do sử dụng dữ liệu số để đo lường.
  • Có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu định lượng để so sánh, tổng quát hóa cho một quần thể quy mô lớn. (ví dụ như thống kê dân số một đất nước).
  • Phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng nhờ vào các công cụ hỗ trợ.
  • Không cần phải di chuyển, chỉ cần một thiết bị di động và internet để thiết lập bảng câu hỏi và gửi cho đối tượng cần khảo sát.

2.3 Nhược điểm

  • Không phù hợp cho loại hình nghiên cứu để làm rõ về các hiện tượng mới mẻ trong xã hội.
  • Thiếu sự linh hoạt so với nghiên cứu định tính khi các câu hỏi được thiết kế rập khuôn và chỉ có một số câu trả lời trắc nghiệm để đáp viên trả lời.
  • Do không thể giải thích sâu nên câu trả lời của đáp viên có thể không phản ánh đầy đủ những gì họ thật sự suy nghĩ.

3. Bảng so sánh giữa dữ liệu định lượng và định tính

Định lượng và định tính là gì? 7 bước cơ bản để nghiên cứu dữ liệu kèm ví dụ

Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thể hiện qua bảng sau:

Đặc điểmĐịnh lượngĐịnh tínhLoại dữ liệuCon số cụ thể hoặc phần trămĐa dạng từ văn bản, hình ảnh, lời nói cho đến videoPhương pháp thu thậpthí nghiệm, khảo sát, đo lường,…Quan sát hành vi hoặc Đặt câu hỏi mở thông qua hình thức phỏng vấnBiểu diễn dữ liệuDưới dạng bảng biểu được thống kê thông qua các công cụ SPSS, SAS, STATACác dữ liệu có thể được biểu diễn trực tiếp qua văn bản, hình ảnh video thu thập được mà không cần phải chuyển hóa ra dạng sốMục đíchĐo lường và kiểm tra mối quan hệ giữa những biến số để đưa ra kết luận một cách khái quát hóaThấu hiểu được hành vi, quan điểm thông qua trải nghiệm của đối tượng nghiên cứu

4. Các bước cơ bản để nghiên cứu định tính và định lượng

Định lượng và định tính là gì? 7 bước cơ bản để nghiên cứu dữ liệu kèm ví dụ

Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Bắt đầu thông qua việc tìm ra những vấn đề cần giải quyết. Người nghiên cứu cần đánh giá chính xác bối cảnh cũng như tầm quan trọng của vấn đề, bên cạnh đó, họ cần phải xác định rõ mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ trước khi bắt đầu cuộc nghiên cứu để định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu nhằm đảm bảo kết quả thu được đem lại giá trị thực tiễn cao.

Bước 2: Nghiên cứu các tư liệu liên quan đến vấn đề

Nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan chủ đề nghiên cứu như luận văn, sách, báo cáo nghiên cứu,… để kế thừa từ các tài liệu đó những lý thuyết, mô hình, hiểu rõ hơn chủ đề cần nghiên cứu, đánh giá các sai sót của nghiên cứu cũ và tìm cách khắc phục những sai lầm đó thông qua bài nghiên cứu của mình.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp

Một bài nghiên cứu có thể sẽ chỉ phù hợp với một phương pháp nhất định hoặc đôi khi cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, tùy theo mục tiêu, bản chất vấn đề và tính chất của dữ liệu được thu thập bạn phải đánh giá xem chủ đề của mình thích hợp với những phương pháp nào.

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu

Bắt đầu tiến hành thiết kế, xây dựng các công cụ thu thập dữ liệu tương ứng với phương pháp nghiên cứu đã chọn.

Chẳng hạn như nếu khảo sát trực tuyến để lấy dữ liệu định lượng, cần thiết kế bảng câu hỏi thang đo Likert trong Google Form để chạy dữ liệu trên SPSS lấy các hệ số hồi quy.

Trong trường hợp tiến hành khảo sát theo hình thức phỏng vấn để lấy dữ liệu định tính cần phải xác định quy mô và tìm những đối tượng thích hợp, chuẩn bị máy quay để tiến hành phỏng vấn lấy thông tin.

Bước 5: Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp

Nghiên cứu định tính, định lượng sẽ áp dụng những phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn như với dữ liệu định tính, phương pháp được sử dụng thường xuyên là so sánh đối chiếu, phân tích chuyên sâu nội dung trả lời câu hỏi của đáp viên, còn đối với định lượng, phương pháp được sử dụng chủ yếu là thống kê.

Bước 6: Trình bày kết quả nghiên cứu của mình

Dù là phương pháp định tính hay định lượng, một báo cáo hoàn chỉnh cần phải trình bày rõ ràng về mục tiêu, phương pháp và kết luận về bài nghiên cứu. Báo cáo cần đảm bảo tính khoa học, logic và được trình bày, diễn đạt dễ hiểu đến người nghe, ngoài ra tính trung thực và chính xác của thông tin trong bài báo cáo phải được rõ ràng thông qua các tài liệu tham khảo, trích dẫn đi kèm.

Bước 7: Rút ra kết luận và đưa ra giải pháp cho vấn đề

Các kết luận và giải pháp được đưa ra phải được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, bám sát vào dữ liệu đã phân tích, trả lời được câu hỏi nghiên cứu đưa ra ban đầu trong đề tài. Không có bài nghiên cứu nào có được sự hoàn hảo hoàn toàn do đó việc tìm ra những hạn chế của nghiên cứu sẽ góp phần củng cố sự chính xác và độ tin cậy của kết luận, là nguồn tham khảo cho các bài nghiên cứu kế thừa sau này có thể khai thác.

5. Ví dụ về nghiên cứu định lượng và định tính

Ví dụ về nghiên cứu định tính

  • Phỏng vấn hỏi người tiêu dùng về trải nghiệm của bản thân khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Quan sát các hành động của một con vật quý hiếm để ghi lại những tập tính sống hằng ngày của chúng.
  • Hỏi thăm về các triệu chứng của người bệnh khi tiếp xúc với một căn bệnh lạ để các nhà khoa học nghiên cứu ra phương thuốc chữa trị.
  • Quy trình nghiệp vụ điều tra tâm lý tội phạm của công an để đánh giá nguyên nhân sâu xa của các hành vi phạm tội, làm cơ sở nhằm xem xét các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt.

Ví dụ về nghiên cứu định lượng

Dưới đây là các lĩnh vực phù hợp sử dụng nghiên cứu định lượng và ví dụ về các dạng nghiên cứu thường được sử dụng cho từng lĩnh vực tương ứng:

  • Trong Kinh doanh: Khảo sát mức độ nhận diện thương hiệu, đánh giá trải nghiệm người dùng, phân tích hiệu quả kinh doanh,…
  • Y tế: Báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng, báo cáo nghiên cứu dịch tễ học,…
  • Giáo dục: Báo cáo tỷ lệ phổ cập giáo dục, khảo sát sự hài lòng của học sinh sinh viên về ngôi trường nào đó,…
  • Chính trị xã hội: Tỷ lệ bỏ phiếu cho các ứng cử viên, thống kê dân số,…

Trong sản xuất các khâu về quản lý hướng đến chất lượng, các nguyên lý và công cụ thống kê sẽ được sử dụng rất thường xuyên để kết hợp với các mô hình quản trị sản xuất nhằm tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp.

Quý anh/chị có thể tham khảo qua khóa học giám đốc sản xuất của Học Viện Tư Vấn & Đào Tạo PMS để có thể nắm bắt toàn diện các phương pháp nghiên cứu dữ liệu thông qua các bài học tình huống được thiết kế đề cao tính thực tiễn nhằm phục vụ cho công tác sản xuất của doanh nghiệp