Đơn vị:

Có nên mua cổ phiếu BID hay không?

Linh lan

BIDV là một trong bốn Ngân hàng thương mại có quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu top đầu Việt Nam. Cổ phiếu BID là cổ phiếu luôn nằm trong rổ VN30 và nhận được nhiều sự tin tưởng của các nhà đầu tư nhờ nền tảng vững chắc. Vậy có nên mua cổ phiếu BID hay không? cùng DSC trả lời câu hỏi này dưới bài viết nhé!

Có nên mua cổ phiếu BID hay không?

Ảnh: Có nên mua cổ phiếu BID

Tổng quan về cổ phiếu BID

Tổ chức phát hành

Cổ phiếu BID là được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV. BIDV là một trong 4 ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam, sở hữu quy mô tổng tài sản đứng đầu toàn ngành.

Hoạt động kinh doanh của BIDV tích cực rõ rệt sau thương vụ bán 15% vốn cổ phần cho Keb Hana với giá trị gần 20.300 tỷ đồng, lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng. Keb Hana cũng lấn sâu vào hệ sinh thái của BIDV sau khi tiếp tục rót vốn vào BSC. Sau thương vụ bán vốn rất thành công và thu về nguồn lực tài chính lớn, BIDV bước vào một năm cao điểm để “dọn dẹp” báo cáo tài chính, tăng bộ đệm dự phòng lên mức đáng kể.

Có nên mua cổ phiếu BID hay không?

Ảnh: Tổng quan về cổ phiếu BID

Lịch sử hình thành

Giai đoạn 1957 - 1981:Thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi là “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam”, với chức năng và nhiệm vụ chính là cấp phát vốn cho các hoạt động đầu tư xây dựng của Nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng, kiến thiết Tổ quốc ở miền Bắc, đồng thời chi viện cho chiến tranh thống nhất miền Nam.

Giai đoạn 1981 - 1990:

24/06/1981, chuyển Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và đổi tên mới là “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”. BIDV đã có sự thay đổi căn bản về cơ chế vận hành, phương thức hoạt động, đó là: không còn thuộc hệ thống tài khóa - ngân sách “cấp phát”, hoạt động theo cơ chế “bao cấp” mà chuyển dần sang hệ thống tài chính - ngân hàng, thực hiện các hoạt động tín dụng để phục vụ nền kinh tế.

Giai đoạn 1990 - 2012:

  • Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

  • Giai đoạn này có thể chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 1990 -1995: Bắt đầu đổi mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế của một Ngân hàng thương mại; Thời kỳ 1995 -2012: BIDV mở rộng hoạt động, xây dựng tích lũy nội lực, hội nhập quốc tế.

Giai đoạn 2012 - 2022:

  • Ngày 28/12/2011, BIDV chính thức cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (phát hành IPO).

  • Ngày 24/01/2014, BIDV chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (sàn HoSE) với mã chứng khoán là BID.

  • Đến tháng 9/2021, BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam xét theo quy mô tổng tài sản. Tổng tài sản của BIDV tăng trưởng qua các năm, giữ vị trí là NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam: Tổng tài sản hợp nhất đạt trên 1,686 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,9% so với năm 2019 và gấp 1,85 lần so với đầu năm 2016.

Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông tương đối cô đặc với 81% vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 15% thuộc cổ đông chiến lược Keb Hana Bank.

Các chỉ số cơ bản về cổ phiếu BID

  • Mã cổ phiếu: BID

  • Ngành: Ngân hàng

  • Năm thành lập: 26/04/1957

  • Ngày niêm yết: 16/01/2014

  • Sàn: HOSE

  • Vốn điều lệ:

  • Số lượng cổ phiếu đang niêm yết:

  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành:

  • Vốn hóa thị trường:

  • P/E:

  • P/B:

(Số liệu cập nhập: 17/1/2024)

Có nên mua cổ phiếu BID hay không

DSC đi sâu vào phân tích doanh nghiệp bao gồm từ việc phân tích các yếu tố định tính: Kỳ vọng ngành, mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến các yếu tố định lượng là các tiêu chí trong báo cáo tài chính và những chỉ số định giá như P/E hay P/B… Ngoài ra, DSC kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cổ phiếu để đưa ra nhận định khách quan nhất cho nhà đầu tư.

Đánh giá yếu tố cơ bản cổ phiếu BID

1. Yếu tố định tính

a. Kỳ vọng ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức với mức tăng trưởng tín dụng hạn chế và chất lượng tài sản suy giảm. Mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay đã neo tại mức thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến NIM, tuy nhiên nhu cầu đầu ra vẫn còn hạn chế. Với 4 lần giảm lãi suất, kỳ vọng đáy của NIM sẽ ở đâu đó quanh mức hiện tại. Tuy nhiên, mức độ cải thiện sẽ phân hóa giữa các ngân hàng, với ưu thế thuộc về những ngân hàng có tỷ lệ cho vay cá nhân cao, LDR thấp. Ngoài ra, yếu tố về chất lượng tài sản cũng là vấn đề nan giải khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh khi thị trường bất động sản chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt.

b. Mô hình kinh doanh BID

Ngân hàng BIDV hoạt động theo mô hình hệ sinh thái tương đối toàn diện trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính.

Về hoạt động cốt lõi là ngân hàng, BIDV hướng tới phục vụ nhóm khách hàng cá nhân là trọng yếu, cung cấp các dịch vụ chính như: Huy động tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn), dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chiết khấu chứng từ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ và những dịch vụ khác.

c. Lợi thế cạnh tranh BID

Là một ngân hàng lâu đời, sở hữu cổ đông lớn là Ngân hàng nhà nước, BIDV có mạng lưới quan hệ rộng khắp với hầu hết các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không VIệt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. Theo Moody’s, BIDV được đánh giá là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam.

2. Yếu tố định lượng

a. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính BID

BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên đạt mốc quy mô tài sản trên 2 triệu tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tài sản đạt mức CAGR 10%. Mặc dù ngành ngân hàng nói chung đang đối mặt với việc nợ xấu tăng mạnh, chất lượng tài sản của BID nhìn chung vẫn khá an toàn. Q2/2023, tỷ lệ nợ xấu đạt 1,59%, trong đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu thuộc top ngành, lên tới 1,5 lần nhờ bộ đệm dự phòng lớn. Bên cạnh đó, BID không đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp/Tổng tín dụng đạt 0,6%.

Mặc dù mức tăng trưởng tín dụng lợi nhuận nhìn chung thấp, thuộc nhóm giữa trong ngành, nhưng BIDV lại có phong độ ổn định nhất. Mặc dù NIM giảm theo xu hướng chung của ngành, tuy nhiên mức giảm của BIDV thuộc nhóm thấp nhất.

Kỳ vọng nửa cuối năm 2023, BID sẽ sử dụng nửa hạn mức tín dụng còn lại. NIM dự kiến sẽ được duy trì nhờ việc mở rộng mảng bán lẻ. BIDV còn nhiều dư địa tăng trưởng nhờ việc tái cơ cấu.

b. Định giá cổ phiếu BID

Mức định giá của BIDV so với trung bình ngành không quá hấp dẫn. Tính đến hết Q2, chỉ số P/B TTM đạt 1,93 lần, cao hơn trung bình ngành là mức 1,25 lần. Tuy nhiên cổ phiếu BID có mức biến động giá nhẹ nhàng, phù hợp với nhà đầu tư nắm giữ dài hạn. Vùng giá hợp lý rơi vào khoảng 38.000vnd - 40.000vnd, tương ứng với mức P/B đạt 2,1 lần.

Ảnh: Biểu đồ giá và P/B của BID

Đánh giá yếu tố kỹ thuật cổ phiếu BID

BID là một trong những cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng vẫn đang duy trì được nền giá ở trên đường xu hướng tăng. Động lực để tiếp tục tăng trưởng là vẫn còn, tuy nhiên để tiếp tục mua trên đường xu hướng sẽ rất rủi ro do giá vừa thoát khỏi kênh phân phối và đang trong nhịp giảm mạnh. DSC đánh giá BID sẽ còn tiếp tục giảm thủng khỏi đường xu hướng đóng vai trò hỗ trợ và rơi về vùng đảo chiều tập trung nhiều lực cầu hơn ở mức giá 30.00 để lấp hoàn toàn vùng mất cân bằng được thiết lập sau đợt tăng sốc rồi sau đó sẽ tăng ngược trở lại, tiếp tục xu hướng với giá mục tiêu sẽ là 50.00

Có nên mua cổ phiếu BID hay không?

Ảnh: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu BID

Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu BID có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.

-> Xem thêm: Báo cáo nhân định thị trường

-> Liên hệ để tham gia nhóm tư vấn: Zalo

Kết luận

Có nên mua cổ phiếu BID hay không? Xét về cả góc nhìn phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật đều cho thấy BID là một cổ phiếu hấp dẫn để tham gia đầu tư trong thời gian dài. Tuy nhiên với trading ngắn hạn nhà đầu tư cần quan sát theo phiên để xác định đúng điểm mua phù hợp, hoặc nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi nhận định về cổ phiếu hiện tại ở nhóm Zalo Tư vấn số: Tại đây.

Cách mua cổ phiếu BID nhanh chóng và an toàn với DSC

Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu BID trên trang web chính thức hoặc ứng dụng chứng khoán của Công ty Chứng khoán DSC đơn giản với 3 bước.

  • Bước 1: Mở tài khoản Chứng khoán DSC eKYC nhanh chóng chỉ với 3 phút. Xem hướng dẫn chi tiết: Hướng dẫn mở tài khoản.

  • Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán. Xem hướng dẫn chi tiết nạp tiền vào tài khoản: Hướng dẫn nạp tiền.

  • Bước 3: Đặt lệnh mua cổ phiếu BID Web/App DSC Trading

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DSC qua hotline: 0911 000 316 để được hướng dẫn trực tiếp.

Trên đây là những đánh giá chi tiết về cổ phiếu BID. Hi vọng nhà đầu tư đã có những quyết định cho riêng mình về câu hỏi có nên mua cổ phiếu BID hay không. Ngoài ra, tham khảo thêm các bài viết phân tích về cổ phiếu khác tại mục Đầu tư hiệu quả của DSC nhé.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay: