Hướng dẫn kiểm tra điểm tín dụng CIC online đơn giản

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC của chính mình như thế nào? Vì sao khi thực hiện các giao dịch vay vốn với ngân hàng thì cần phải lưu ý đến lịch sử tín dụng? Trong bài viết sau đây, Timo by BVBank sẽ trả lời cho bạn câu hỏi CIC là gì và những vấn đề liên quan đến cách “check CIC”.

CIC là gì? Chức năng của CIC

CIC (Credit Information Center là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Chức năng của CIC bao gồm:

Thông thường, bạn check CIC để vay tiền từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Dựa vào điểm CIC của bạn mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá quyết định cho bạn vay hay không.

Những tiêu chí ảnh hưởng đến điểm CIC

Điểm CIC nhiều người lầm tưởng rằng chỉ quyết định bởi việc khả năng thanh toán vay. Tuy nhiên, điểm này tốt hay không thực sự phụ thuộc vào những tiêu chí sau:

Cách CIC hoạt động như thế nào?

Mọi giao dịch vay, mượn nợ và thanh toán của bạn ở những ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Từ đó, làm cơ sở cho mọi ngân hàng và tổ chức tài chính xét duyệt, đánh giá uy tín của bạn khi thực hiện giao dịch trong tương lai. Trên CIC, bạn sẽ truy xuất được những thông tin như:

Cách kiểm tra CIC online miễn phí nhanh chóng

Kiểm tra CIC qua website của CIC

Lưu ý: Nên nhập email và số điện thoại để nhận thông báo quan trọng từ trung tâm CIC.

Kiểm tra qua App trên điện thoại

Đầu tiên, tải ứng dụng để tra CIC online theo các bước sau:

Đăng ký app để tra CIC (Nguồn: Internet)

Để tra CIC bạn thực hiện các bước sau:

Kiểm tra qua ngân hàng

Check CIC qua ngân hàng là điều cần thiết, nếu bạn muốn đăng ký khoản vay hoặc hồ sơ tín dụng tại đó. Để thực hiện kiểm tra CIC qua ngân hàng, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:

Lưu ý: Mỗi năm, khách hàng sẽ được 1 lần tra cứu điểm tín dụng CIC miễn phí tại ngân hàng. Những lần sau đó, bạn sẽ phải trả mức phí là 30.000 đồng/lần.

Điểm tín dụng bao nhiêu là tốt?

Sau khi kiểm tra điểm tín dụng CIC của khách hàng trên hệ thống, ngân hàng sẽ sử dụng thang điểm dưới đây để đánh giá độ uy tín của khách hàng.

Điểm CIC

Đánh giá điểm

Điều kiện và khả năng vay vốn

403 - 429 (Hạng 10)

430 - 454 (Hạng 9)

Xấu

Không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng.

455 - 479 (Hạng 8)

480 - 544 (Hạng 7)

Dưới trung bình

Không có khả năng trả nợ.

545 - 579 (Hạng 6)

572 - 587 (Hạng 5)

Trung bình

Đủ điều kiện vay vốn nhưng xét duyệt với lãi suất cao.

588 - 605 (Hạng 4)

606 - 621 (Hạng 3)

Tốt

Đủ điều kiện vay vốn, có khả năng trả nợ đúng hạn và được xét duyệt mức lãi suất thấp.

622 - 644 (Hạng 2)

645 - 706 (Hạng 1)

Rất tốt

Đủ điều kiện vay vốn, được xét duyệt lãi suất thấp và hạn mức vay cao.

Từ thang điểm trên, ta có thể thấy số điểm từ 588 trở lên được xem là điểm tín dụng tốt. Khách hàng hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng để vay vốn ngân hàng. Đồng thời, hồ sơ sẽ được xét duyệt một cách nhanh chóng, áp dụng mức lãi suất thấp hơn và hạn mức vay cao hơn.

Ngược lại, điểm tín dụng dưới 454 là mức điểm xấu, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. Khi đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể từ chối hồ sơ vay vốn của bạn, trừ khi bạn thanh toán đầy đủ các khoản nợ nhanh chóng để cải thiện điểm tín dụng của mình.

Những nhóm nợ xấu theo quy định hiện nay

Nợ xấu được phân thành 5 nhóm chính như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Làm thế nào để xóa nợ xấu trên CIC?

Xóa nợ xấu thì khách hàng mới có khả năng sử dụng các dịch vụ vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Trường hợp 1: Nợ xấu do chậm trả nợ. Đây là tình trạng nợ xấu nghiêm trọng, được xóa nợ mất thời gian khá dài.

Khách hàng tiến hành kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu trên trang web của CIC để biết số tiền đang nợ và thuộc nhóm nợ nào. Sau đó, đến ngân hàng cho vay và làm việc với ngân hàng để tổng hợp toàn bộ khoản gốc lãi phải trả, tiến hành thanh toán hết. Bạn nên lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ.

Trường hợp 2: Do lỗi của Ngân hàng hoặc của trung tâm CIC.

Nếu như bạn kiểm tra thông tin nợ xấu có trên CIC mà bạn xác định rằng đây không phải lỗi từ bạn, thì hãy làm công văn gửi Ngân hàng hoặc Trung tâm CIC để khiếu nại. Sau đó, nơi nhận công văn sẽ gửi lại bằng văn bản phản hồi và trả kết quả cho bạn.

Như vậy, dù bạn có hoạt động tài chính như thế nào? Chỉ cần có liên quan đến ngân hàng thì CIC sẽ ghi nhận và lưu trữ. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ ngân hàng của Timo by BVBank cũng vậy. Tất cả đều được Timo by BVBank gửi cho CIC để làm dữ liệu đối chiếu sau này. Để xây dựng cho mình điểm tín dụng tốt, bạn nên đăng ký thẻ tín dụng và tập cách sử dụng tín dụng hiệu quả.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ số điện thoại của Trung tâm CIC:

Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/huong-dan-kiem-tra-diem-tin-dung-cic-online-don-gian-a8506.html