Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức

Thông tin chi tiết về cổ phiếu MWG

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nền tảng bán lẻ đa ngành nghề số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận.

Với chiến lược omni-channel, Công ty vận hành mạng lưới hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc song song với việc tận dụng hiểu biết sâu rộng về khách hàng thông qua nền tảng dữ liệu lớn, năng lực chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ bán lẻ được xây dựng nội bộ và liên tục đổi mới công nghệ nhằm tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội và thống nhất ở mọi kênh cũng như nâng cao sự gắn kết của người tiêu dùng với các thương hiệu của MWG.

Trong hệ sinh thái của MWG, ngoài các công ty con chuyên vận hành chuỗi bán lẻ (thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, nhà thuốc An Khang…) còn có các công ty chuyên cung cấp dịch vụ có liên quan như dịch vụ hậu mãi - bảo trì - lắp đặt, dịch vụ giao hàng chặng cuối, dịch vụ quản lý kho vận logistics, mảng phân phối sản phẩm nông nghiệp an toàn 4KFarm… Công ty cũng mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài với liên doanh bán lẻ điện máy tại Indonesia.

Thông tin cơ bản

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2004

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ chính bao gồm: thegioididong.com, Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com), Bách Hóa Xanh (bachhoaxanh.com), Bluetronics, An Khang.

Thegioididong.com

Thành lập năm 2004, từ mô hình Thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin sản phẩm, đến nay Thế Giới Di Động đã phát triển thành hệ thống siêu thị rộng khắp và trở thành nhà bán lẻ điện thoại số 1 Việt Nam.

Các siêu thị có diện tích từ 100 - 200m2 được trang bị hiện đại chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện, sim số, dịch vụ mạng…

Cuối năm 2021, Thế Giới Di Động tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành với 970 siêu thị trên toàn quốc.

Dienmayxanh.com

Cuối năm 2010, hệ thống bán lẻ điện máy với thương hiệu dienmay.com ra đời.

Tháng 5/2015, dienmayxanh.com chính thức được đổi tên thành Siêu thị Điện Máy Xanh. Mỗi siêu thị có diện tích từ 500 - 1,000m2, kinh doanh chủ yếu các sản phẩm điện gia dụng và kỹ thuật số như: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, lò vi sóng, gia dụng, điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện, sim số, dịch vụ mạng…

Tháng 7/2016, Điện Máy Xanh hoàn tất việc phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó, layout Điện Máy Xanh mini với diện tích từ 300 - 400m2 ra đời cũng giúp đưa Điện Máy Xanh đến gần hơn với khách hàng và dễ dàng tăng tốc trong quá trình mở rộng.

Tháng 6/2020, mô hình Điện Máy Xanh Supermini (ĐMS) ra đời với diện tích mỗi cửa hàng từ 120 - 150m2, cung cấp khoảng 60% danh mục các sản phẩm điện thoại - điện máy cơ bản, với đầy đủ các dịch vụ hậu mãi, hướng đến phục vụ khách hàng ở khu vực nông thôn, đi sâu vào những huyện - xã chưa có sự xuất hiện của các cửa hàng điện máy hiện đại.

Tính tới cuối năm 2021, chuỗi Điện Máy Xanh có 1,992 siêu thị trên toàn quốc, trong đó có 800 cửa hàng mô hình Supermini.

Bachhoaxanh.com

Cửa hàng Bách Hóa Xanh đầu tiên chính thức có mặt trên thị trường vào cuối năm 2015, tập trung kinh doanh rau củ quả, hàng tươi sống và FMCGs.

Đến cuối năm 2016, Bách Hóa Xanh hoàn tất giai đoạn thử nghiệm đầu tiên với hơn 40 siêu thị tập trung tại khu vực quận Tân Phú, Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh, đạt doanh thu khả quan và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.

Bách Hóa Xanh kết thúc năm 2021 với 2,106 cửa hàng, tập trung tại TP.Hồ Chí Minh và 24 tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.

Bluetronics

Tiền thân là Bigphone, chuỗi bán lẻ thiết bị điện thoại, phụ kiện và dịch vụ viễn thông tại Cambodia được thành lập từ năm 2017. Sau hơn 3 năm thành lập, chuỗi đã có 18 cửa hàng, tập trung tại thủ đô Phnôm Pênh, ngày càng nhận được sự đón nhận từ khách hàng địa phương.

Trong tháng 12/2019, cửa hàng điện máy đầu tiên Bigphone+ đã được ra mắt tại Campuchia và cũng được đổi tên thành Bluetronocs sau đó.

An Khang

Chuỗi nhà thuốc An Khang tiền thân là chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang được MWG mua lại 49% từ năm 2018.

Vào cuối năm 2021, An Khang đã có 178 nhà thuốc hiện diện tại 25 tỉnh thành khu vực phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. MWG cũng đã hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu tại An Khang lên 99.99%.

Tận Tâm

Công ty Cổ phần Tận Tâm tiền thân là Công ty TNHH Tận Tâm được ra đời từ năm 2005, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội bộ cho các công ty thuộc tập đoàn MWG với các dịch vụ chính bao gồm dịch vụ giao hàng, lắp đặt điện máy, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ bảo hành ủy quyền điện máy.

Kể từ 2021, Tận Tâm đã bắt đầu có một phần nhỏ doanh thu từ các khách hàng bên ngoài.

Định hướng từ 2022, Tận Tâm sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ bảo hành điện máy và dịch vụ sửa chữa điện, nước cho các khách hàng bên ngoài tập đoàn.

Tầm nhìn Tận Tâm về dài hạn là trở thành Công ty dịch vụ về Lắp đặt - Sửa chữa bảo hành - Sửa chữa điện nước số 1 thị trường Việt Nam thị trường Việt Nam.

AVAKids

AVAKids chính thức có mặt vào đầu năm 2022.

AVAKids là chuỗi cửa hàng chuyên bán các sản phẩm dành cho mẹ và bé. Hệ thống bày bán các sản phẩm có thể kể đến như: Sữa, tã bỉm, các loại thực phẩm, đồ ăn, hóa mỹ phẩm an toàn, đồ dùng hàng ngày, đồ chơi hay các mặt hàng về thời trang,…

Hệ thống AVAKids hiện đang có hơn 60 cửa hàng tại TP.HCM và sẽ còn tiếp tục mở rộng thêm tại khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Thông tin về mô hình quản trị và cơ cấu tổ chức

Mô hình quản trị của MWG theo quy định tại Điểm b, Điều 137 Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Đại Hội Cổ Đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc và có Ủy Ban Kiểm Toán thuộc Hội đồng quản trị.

Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức
Cơ cấu bộ máy quản lý MWG

Định hướng phát triển

Chiến lược phát triển trong trung hạn và dài hạn

MWG đặt mục tiêu rất thách thức cho năm 2022 với: Doanh thu đạt 140,000 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế đạt 6,350 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 14% và 30% so với kết quả thực hiện năm 2021.

Kế hoạch kinh doanh 2022 được MWG đưa ra dựa trên giả định dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng không dẫn đến sự ngưng trệ do phong tỏa hoặc tác động trầm trọng hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh so với 2 năm vừa qua.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, MWG sẽ triển khai các hành động chính như sau:

Chiến lược xuyên suốt của MWG trong năm 2022 là tối ưu năng lực mua hàng và đầu tư cho các hoạt động thúc đẩy bán hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cấp trải nghiệm mua sắm. Từ đó, công ty đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc mở rộng tập khách hàng, tăng lượt mua sắm và sản lượng tiêu thụ, không đặt mục tiêu tăng biên lợi nhuận gộp.

Tầm nhìn MWG 2030

Tiềm năng tăng trưởng của MWG

#1. Quy mô dân số lớn và thu nhập ngày càng cải thiện

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2021 đạt hơn 98.5 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 37.1% tổng dân số, tiếp tục xu hướng tăng so với các năm trước chủ yếu do tác động của việc di cư từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị để học tập và làm việc.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, thu nhập bình quân đầu người cũng ghi nhận tăng trưởng bình quân mỗi năm hơn 8%. Tỷ lệ đô thị hóa và thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới và là động lực gia tăng giá trị cho thị trường bán lẻ ở Việt Nam.

#2. Nhóm sản phẩm điện máy

Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu các sản phẩm điện máy vẫn còn tiềm năng tiếp tục tăng trưởng.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện máy hiện đại với nhiều tính năng tiện lợi, tiết kiệm sức lao động và thời gian của người sử dụng có xu hướng ngành càng tăng cao giúp kích thích nhu cầu thay thế sản phẩm.

#3. Nhóm sản phẩm điện thoại

Các hãng điện thoại lớn nắm bắt tốt tâm lý người tiêu dùng nên không ngừng cải tiến và liên tục ra mắt các sản phẩm mới.

Việc ứng dụng mạng 5G cũng như việc gỡ bỏ sóng 2G sẽ kích thích nhu cầu thay mới điện thoại trong thời gian tới.

Nhiều chính sách trả góp linh hoạt, đơn giản giúp khách hàng dễ dàng sở hữu sản phẩm yêu thích.

#4. Nhóm sản phẩm thực phẩm và FMCGs

Xu hướng dịch chuyển mua sắm thực phẩm và FMCGs từ kênh chợ truyền thống sang các kênh bán lẻ hiện đại ngày càng rõ nét hơn trong những năm gần đây.

Theo Euromonitor, thị phần thị trường bán lẻ truyền thống năm 2021 giảm còn 88.6% so với 90% trong năm 2020. Tổng số lượng điểm bán kênh bán lẻ hiện đại là hơn 6,700 điểm bán, chỉ bằng 1% so với tổng số điểm bán kênh bán lẻ truyền thống. Đây là cơ sở để kỳ vọng các doanh nghiệp mô hình bán lẻ hiện đại sớm gia nhập thị trường như Bách Hóa Xanh có thể tiếp tục gia tăng thị phần trong thời gian tới.

Quy mô thị trường thực phẩm và FMCGs ở Việt Nam ước tính hơn 70 tỷ đô và liên tục phát triển với nhiều sản phẩm mới được sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng. Việc tập trung vào mảng kinh doanh có giá trị thị trường lớn được kỳ vọng sẽ giúp công ty duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.

#5. Nhóm dược phẩm

Theo ước tính của BMI, thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2021 tăng trưởng 10% so với năm 2020 và đạt hơn 5 tỷ USD. Giá trị thị trường này dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và đạt 7.8 tỷ USD vào năm 2025 chủ yếu nhờ dân số tăng và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Với mức thu nhập ngày càng cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe không chỉ dừng lại ở thuốc điều trị mà còn tập trung ở các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khác như thực phẩm chức năng hoặc các thiết bị điện tử theo dõi sức khỏe.

Trong khi đó, thị trường nhà thuốc Việt Nam vẫn đang còn rất phân mảnh với mạng lưới hơn 60,000 điểm bán, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Thị trường những năm gần đây xuất hiện vài tên tuổi lớn nhưng quy mô vẫn còn rất hạn chế so với các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ.

Các chuỗi bán lẻ hiện đại với lợi thế về quy mô, chất lượng dịch vụ ổn định và sản phẩm đa dạng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng thị phần trong các năm tới.

#6. Kênh bán hàng online

Tỷ lệ sử dụng internet và các thiết bị di động tại Việt Nam đã ở mức cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ thanh toán online là cơ sở để MWG tiếp tục tập trung phát triển thị trường bán lẻ online.

Với lợi thế của một doanh nghiệp bán lẻ đã có hệ thống cửa hàng rộng khắp, MWG có cơ hội tăng trưởng mảng online rất lớn nhờ tận dụng mô hình Omni-channel.

Phân tích chi tiết rủi ro

Với tính chất hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, MWG có các rủi ro chính sau:

Rủi ro chiến lược

#1. Rủi ro bão hòa ngành
#2. Rủi ro cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác
#3. Rủi ro về thiên tai, dịch bệnh

Rủi ro hoạt động

#1. Rủi ro về hàng tồn kho
#2. Rủi ro về tham nhũng, mất mát, lãng phí
#3. Rủi ro về cháy nổ, an toàn lao động
#4. Rủi ro về khối công nghệ thông tin
#5. Rủi ro về tài chính, kế toán

Tình hình hoạt động kinh doanh

Năm 2021 là năm thử thách chưa từng có trong lịch sử hoạt động của MWG do tác động của các đợt bùng phát dịch Covid. Trong bối cảnh đó, MWG đã vượt cột mốc 5 tỷ USD doanh thu và xuất sắc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh vượt mọi kỳ vọng của Công ty:

Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức
Kết quả kinh doanh của MWG năm 2021
Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức
Kết quả kinh doanh của chuỗi Thế giới di động, Điện máy xanh và Bluetronics năm 2021
Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức
Kết quả kinh doanh của chuỗi Bách hóa xanh năm 2021

Tổ chức và nhân sự

Tổng giám đốc

Danh sách thành viên Ban điều hành

Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức
Nhân sự chủ chốt tại MWG

Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

Tái cấu trúc công ty con, công ty liên kết

#1. Công ty cổ phần dịch vụ lắp đặt - sửa chữa - bảo hành Tận Tâm

Đã được chuyển đổi sang mô hình Công ty Cổ phần và là công ty con sở hữu trực tiếp bởi MWG với mục đích Tận Tâm có thể cung cấp tối ưu và đa dạng dịch vụ cho các đối tác bên ngoài và tạo cơ hội huy động vốn để mở rộng mảng kinh doanh dịch vụ trong tương lai (bao gồm cả dịch vụ shipper công nghệ, giao nhận cho các sàn thương mại điện tử).

Trong năm 2021, Tận Tâm cung cấp dịch vụ giao hàng, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, dịch vụ xây dựng cho các Công ty trong tập đoàn Thế Giới Di Động và cung cấp một tỷ lệ nhỏ doanh thu cho khách hàng bên ngoài. Hoạt động Kinh doanh của Tận Tâm cũng bị ảnh hưởng trong thời gian phong tỏa vì dịch bệnh Covid19. Trong năm 2021, doanh thu đã tăng 5% so với năm 2020 và tình hình tài chính cũng được duy trì ổn định.

Tận Tâm đã đặt định hướng từ năm 2022 để tiếp tục phát triển Dịch vụ bảo hành Điện máy và Dịch vụ sữa chữa điện, nước cho các khách hàng bên ngoài.

Tầm nhìn dài hạn của Tận Tâm là trở thành Công ty dịch vụ về lắp đặt, sửa chữa, bảo hành điện nước số 1 trên thị trường Việt Nam

#2. Công ty cổ phần 4KFarm

Công ty 4KFarm đã được chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần và trở thành Công ty con được sở hữu trực tiếp bởi MWG. Mục đích của việc chuyển đổi là để 4KFarm có thể cung cấp đa dạng sản phẩm nông nghiệp sạch cho các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng khác. Đồng thời, việc chuyển đổi cũng tạo ra cơ hội để huy động vốn trong tương lai cho 4KFarm.

Kết thúc năm 2021, 4KFarm đã thành công trong việc liên kết với 100 hộ nông dân để xây dựng 215 nhà màng với diện tích 21.5 ha và đưa ra thị trường mỗi tháng 250 tấn rau các loại.

Ngoài ra, 4KFarm còn liên kết với 3 trang trại để cung cấp mặt hàng trứng gia cầm ra thị trường với sản lượng mỗi tháng lên đến 1 triệu quả trứng.

Tầm nhìn dài hạn của 4KFarm là trở thành công ty có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực nuôi trồng và phân phối nông sản và các sản phẩm sơ chế an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

#3. Công ty cổ phần bán lẻ An Khang

Đã được MWG nâng tỷ lệ sở hữu từ 49% lên 99,99% từ cuối năm 2021.

An Khang tập trung kinh doanh ngành hàng dược phẩm nên hoạt động kinh doanh trong năm 2021 đã gặt hái được những kết quả tích cực hơn so với các ngành hàng khác, do người dân quan tâm đến sức khỏe trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Sự liên tục mở mới cửa hàng cũng đóng góp vào việc tăng doanh thu của chuỗi nhà thuốc An Khang với mức tăng trưởng 356% so với năm 2020.

Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp được duy trì ổn định.

Hiện tại, An Khang đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư và mở rộng với các giá trị An Khang hướng tới bao gồm đủ thuốc bạn cần, nguồn gốc rõ ràng, tận tình tư vấn và an tâm về giá.

Các công ty con khác

#1. Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động
#2. Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh
#3. Công ty Cổ phần Thế Giới Số Trần Anh
#4. Công ty TNHH MTV Công nghệ Thông tin Thế Giới Di Động
#5. MWG (Cambodia) Co., Ltd
#6. Công ty TNHH Vui Vui
#7. Công ty Cổ phần Logistics Toàn Tín

Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

Giá Cổ Phiếu MWG Hôm Nay + Biểu Đồ & Lịch Trả Cổ Tức
Cơ cấu cổ đông MWG 2021

Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/gia-co-phieu-mwg-hom-nay-bieu-do-lich-tra-co-tuc-a8323.html