Chỉ số ROE là gì? Công thức cho những nhà đầu tư thông thái

Trong giới tài chính, chỉ số ROE đã trở nên vô cùng quen thuộc. Chỉ số giúp các nhà đầu tư có thể đo lường được khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ số này sao cho hợp lý. Việc này có thể dẫn đến những sai lầm trong quá trình đầu tư.

Vậy thì chỉ số ROE cụ thể là gì? Làm thế nào để đo lường với chỉ số này? ROE đem đến những hiệu quả và hạn chế nào cho quá trình đo lường, đầu tư? Bài viết dưới đây của DNSE sẽ chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì? Công thức cho những nhà đầu tư thông thái
Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE (hay là Return On Equity) được hiểu là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường cho biết mỗi đồng vốn bỏ ra thu lại bao nhiêu lợi nhuận. Bởi vậy, ROE cao đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu được sử dụng hiệu quả và giá trị cổ đông được sử dụng tối ưu.

Đối với những nhà đầu tư, ROE là một chỉ số không thể bỏ qua. Chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của những khoản đầu tư của họ tại công ty và sức khỏe của doanh nghiệp. Qua chỉ số này, các nhà đầu tư còn có thể so sánh được sức khỏe của các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành, thị trường.

Công thức xác định chỉ số ROE

ROE = (Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%

Trong đó:

Ví dụ: Công ty A có vốn chủ sở hữu tại thời điểm đầu năm là 5 tỷ, cuối năm là 6 tỷ. Lợi nhuận sau thuế năm vừa rồi của công ty là 1 tỷ. Như vậy, vốn chủ sở hữ bình quân là 5,5 tỷ và ROE là 18.2%. Như vậy, mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty A tạo ra được 0.182 đồng lợi nhuận.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Những lưu ý với chỉ số ROE cao

Chỉ số ROE là gì? Công thức cho những nhà đầu tư thông thái
Khi chỉ số ROE cao, nhà đầu tư cần lưu ý những gì?

Đôi khi, thu nhập ròng cực lớn so với vốn chủ sở hữu và chỉ số ROE cực cao cho thấy doanh nghiệp mạnh. Song, nếu do tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ hơn thu nhập ròng dẫn đến ROE cực cao thì sẽ xuất hiện rủi ro. Một số nguyên nhân có thể kể đến:

Lợi nhuận không nhất quán:

Rủi ro đầu tiên có thể xuất hiện bắt nguồn từ lợi nhuận không nhất quá. Một công ty A nếu không nhận được lãi trong vài năm. Công ty A ghi nhận những khoản lỗ hàng năm này trên bảng cân đối kế toán trong phần vốn chủ sở hữu là “lỗ giữ lãi”. Sau vài năm, nếu công ty quay lại làm ăn thuận lợi và có lãi. Mẫu số trong tính toán ROE có giá trị rất nhỏ và dẫn đến tỷ số ROE sẽ cực cao.

Dư nợ:

Dư nợ là vấn đề tiềm ẩn thứ hai khiến mức ROE cao. Trường hợp công ty A vay nặng lãi thì ROE có thể tăng vì vốn chủ sở hữu bằng tài sản trừ đi nợ. Đối với dư nợ, nếu số nợ công ty càng lớn thì vốn chủ sở hữu sẽ càng giảm.

Thu nhập ròng âm:

Vấn đề cuối cùng là mức ROE cao giả tạo. Điều này có thể do thu nhập ròng âm và vốn chủ sở hữu âm. Do đó, không nên tính tỷ suất ROE đối với những công ty có lỗ ròng và âm vốn chủ sở hữu.

Hãy lưu ý mức ROE cực cao hoặc cực âm là dấu hiệu doanh nghiệp đó cần phân tích đa chiều và thận trọng.

Lợi thế của việc tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE là gì? Công thức cho những nhà đầu tư thông thái
Lợi ích của chỉ số ROE

Việc xác định chỉ số ROE sẽ đem đến một số lợi thế:

Hạn chế của chỉ số ROE

Bên cạnh những lợi thế, ROE vẫn tồn tại một số hạn chế như:

Những kiến thức về chỉ số ROE mà DNSE chia sẻ chắc chắn sẽ rất cần thiết không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn với cả các doanh nghiệp. Từ những thông tin này, hy vọng các bạn sẽ có được một quá trình đầu tư thuận lợi. Đặc biệt là đừng quên theo dõi DNSE để hiểu biết thêm thật nhiều kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/chi-so-roe-la-gi-cong-thuc-cho-nhung-nha-dau-tu-thong-thai-a8188.html