Trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, tồn tại song song các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tư nhân, ngân hàng liên doanh, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Với tổng số 49 ngân hàng thì có 9 ngân hàng có vốn cổ phần Nhà nước. Vậy đặc điểm nhận diện các ngân hàng Nhà nước là gì?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là ngân hàng Trung Ương (TW) cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có tư cách pháp nhân, vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước và trụ sở chính được đặt tại thủ đô Hà Nội.
Tìm hiểu khái niệm về ngân hàng nhà nước
NHNN là một trong những cơ quan TW, ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ chính như sau:
- Phát hành và quản lý tiền tệ của quốc gia, đảm bảo sự cung ứng tiền tệ;
- Điều chỉnh ngoại hối, định ra chính sách tỷ giá, điều chỉnh mức lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ;
- Soạn thảo và đề xuất các dự thảo luật về ngân hàng và tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
- Tham mưu cho Chính phủ các chính sách tài chính có liên quan đến tiền tệ;
- Tham gia hội nhập với thế giới, cải thiện và phát triển về mặt tài chính - ngân hàng khi trở thành thành viên của các tổ chức tài chính quốc tế.
Gồm 3 mô hình hoạt động chính, đó là: Ngân hàng thương mại (NHTM) Quốc doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu hơn 50% vốn nhà nước.
Trong đó:
- Ngân hàng thương mại Quốc doanh có 100% vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước. Theo xu thế hội nhập kinh tế thì ngân hàng này đã phát hành trái phiếu và chuyển hướng cổ phần hoá để tăng nguồn vốn ban đầu.
- Ngân hàng chính sách không hoạt động vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ đảm bảo luôn có khả năng thanh toán, được miễn thuế, phí và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- NHTM cổ phần sở hữu hơn 50% vốn nhà nước tức là có nhiều bên góp vốn nhưng trong đó vốn Nhà nước chiếm từ 50% cổ phần trở lên.
Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nhà nước
Các NHNN đều có vốn sở hữu thuộc Nhà nước, có thể là hơn một nửa hoặc toàn phần;
Có tư cách pháp nhân đặc biệt, được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh;
Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán và không được phép huy động vốn không kỳ hạn dưới 01 năm;
Có cơ cấu vận hành bộ máy nhân sự như một doanh nghiệp bình thường;
Chịu sự quản lý và kiểm soát của NHTW;
Những NH thương mại cổ phần Nhà nước thì vẫn hoạt động vì mục đích lợi nhuận, NH chính sách sẽ hoạt động phi lợi nhuận.
Các sản phẩm và dịch vụ của các NHNN gồm: huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi, phát hình tiền gửi, trái phiếu, các giấy tờ có giá, vay vốn ở những tổ chức tín dụng; thực hiện việc cấp tín dụng, các sản phẩm khác như bảo hiểm liên kết, mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối….
Ngân hàng tư nhân là ngân hàng được góp vốn từ nhiều pháp nhân như cá nhân, tập thể, công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, hoàn toàn không có sự hiện diện của Nhà nước, nhưng vẫn thuộc sự quản lý của NHNN và áp dụng các chính sách, quy định như các NHNN khác về lãi suất, vay vốn.
Như đã giải thích ở trên thì NHNN sẽ có sự hiện diện của vốn chủ sở hữu Nhà nước từ trên 50% cổ phần đến 100% vốn.
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ và hoạt động vì mục đích lợi nhuận, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, nên trong quan hệ kinh tế, NHTM ở vị thế bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Trong nhóm NHNN thì có ngân hàng thương mại cũng có ngân hàng phi lợi nhuận.
Những ngân hàng nhà nước uy tín nhất tại Việt Nam
Theo phân loại mô hình hoạt động của các NHNN thì:
Ngân hàng Quốc doanh bao gồm:
Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
GP Bank - NH TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu
Oceanbank - NH TNHH MTV Đại dương
CB Bank - NH TNHH MTV Xây dựng
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) với hơn 50% vốn sở hữu Nhà nước gồm:
Vietcombank - NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank - NH TMCP Công thương Việt Nam
BIDV - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng chính sách gồm:
VBSP - NH Chính sách Xã hội Việt Nam
VDB - NH Phát triển Việt Nam
Tựu chung, NHNN có vai trò rất quan trọng đối với bộ máy chính quyền Nhà nước, nó góp phần đảm bảo ổn định tài chính, phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tìm hiểu về lãi suất các ngân hàng tại Việt Nam tại website TOPI ngay bạn nhé!
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/ngan-hang-nha-nuoc-la-gi-danh-sach-cac-ngan-hang-nha-nuoc-lon-nhat-viet-nam-a7687.html