Chỉ số RSI - Relative Strength Indicator, được phát triển bởi J. Welles Wilder và được công bố lần lần đầu tiên vào năm 1978. Đây là một trong những chỉ báo tương quan sức mạnh trong phân tích kỹ thuật chứng khoán và được nhiều nhà đầu tư áp dụng trên thị trường chứng khoán.
Chỉ báo RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu giao động trong khoảng từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số RSI sử dụng 1 tham số riêng lẻ, một con số đo lường thời gian để tính toán độ giao động (thông thường là 14 ngày).
Đồ thị MWG từ Phần mềm V-Pro
Chỉ số RSI ngoài việc xác định tín hiệu mua/bán còn có tác dụng như sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng quá mua (overbought) nghĩa là đã mua quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó có thể sắp giảm.
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng quá bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Khi đó, nhà đầu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên. Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó có thể sắp tăng.
Nguyên tắc mở giao dịch: BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.
Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
Nhược điểm: cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng kết hợp cùng các công cụ khác.
Một ứng dụng khác của RSI giúp nhà đầu tư xác định dự báo xu hướng tương lai, bằng cách phát hiện tín hiệu phân kỳ RSI.
- Phân kỳ âm: báo hiệu khả năng tạo đỉnh và giảm giá của cổ phiếu sắp tới, khi nhận thấy tín hiệu đồ thị giá tiếp tục tăng (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) nhưng ở tín hiệu RSI thì đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước tại cùng khung thời gian. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng chốt lãi hoặc không tiếp tục mua vào.
- Phân kỳ dương: báo hiệu khả năng tạo đáy và tăng giá của cổ phiếu sắp tới, khi nhận thấy tín hiệu đồ thị giá tiếp tục giảm (đáy sau thấp hơn đáy trước) nhưng ở tín hiệu RSI thì đáy sau cao hơn đáy trước tại cùng khung thời gian. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng bắt đáy hoặc không bán ra thêm lúc này.
Nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán tại Vietcap với các quyền lợi môi giới quản lý tài khoản riêng, được sử dụng hệ thống nền tảng giao dịch đa dạng: Vweb, Vmobile, Vpro…
Powered by Froala Editor
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/chi-so-rsi-la-gi-ung-dung-rsi-trong-dau-tu-chung-khoan-a7673.html