Cách thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa chuẩn nhất để thu hút vượng khí và tiền tài
Thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa mang những ý nghĩa vô cùng linh thiêng, mong cầu may mắn, thuận lợi trong công việc làm ăn, kinh doanh.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa chuẩn phong thủy để mang đến vượng khí, tài lộc cho gia chủ.
Ông Địa là ai? Thần Tài là ai?
Ý nghĩa hình tượng ông Thần Tài
Ông Thần Tài là một hình tượng quen thuộc trong tín ngưỡng thờ cúng và văn hóa trong phong thủy của người Việt.
Hình tượng ông Thần Tài tay cầm túi tiền đại diện cho tài lộc, may mắn. Thờ cúng ông Thần Tài giúp kích hoạt vượng khí, tăng phú quý, thịnh vượng.
Thần Tài thường đặt cùng bàn thờ với Thổ Địa
Tượng ông Thần Tài còn có tác dụng giúp tránh tà khí, xua đi những điều xấu đến với gia đình.
Ý nghĩa hình tượng Ông Địa trong phong thủy
Thường được thờ cúng trên bàn thờ cùng với Thần Tài, Ông Địa là vị thần linh giữ trụ trì trên vùng đất, giúp nhà cửa yên ấm, sung túc, hạnh phúc.
Ông Địa với hình tượng béo trắng, gương mặt phúc hậu là vật phẩm phong thủy có khả năng chiêu tài và đem lại may mắn cho gia chủ. Đồng thời bảo vệ gia đình trước những điều xui xẻo, không may trong cuộc sống.
Thờ cúng Ông Địa có thể gia tăng tình cảm hòa thuận trong nhà, biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc trong gia đình.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa
Vị trí để đặt bàn thờ
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa phải được đặt ở vị trí phong thủy để đảm bảo tính linh thiêng và thuận lợi cho việc làm ăn, kinh doanh.
Bàn thờ Thần Tài - Ông Địa nên được đặt ở nơi thoáng mát, gần cửa ra vào, nằm ở lối vào thường xuyên của khách hàng.
Bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất ở góc sạch sẽ, sáng sủa nên chọn vị trí ổn định để tránh làm bàn thờ xáo động và vật nuôi trong nhà đến làm ô uế bàn thờ.
Phía sau bàn thờ nên là tường, vách chắc chắn để tránh rung lắc, dịch chuyển bàn thờ.
Tuyệt đối tránh đặt bàn thờ đối diện những vật nhọn, gương hay những thứ ô uế chĩa vào bàn thờ.
Hướng đặt bàn thờ thần tài thổ công
Hướng đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa nên dựa theo những hướng hợp với mệnh của gia chủ hoặc hướng đón được nguồn sinh khí tốt lành.
Hướng đón tài lộc
Cung Thiên Lộc đặt ở hướng Đông Nam, đây là hướng mang đến sự thịnh vượng trong làm ăn kinh doanh, tài lộc, may mắn cho gia chủ, thăng tiến trong sự nghiệp.
Cung Quý Nhân đặt hướng Tây Bắc, đặt bàn thờ hướng này có khả năng hóa giải điềm xấu, mang đến cuộc sống bình an. Đồng thời gia chủ sẽ có thêm nhiều khách hàng và nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Hướng hợp với mệnh gia chủ
Gia chủ nên tham khảo thêm hướng đặt bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa phù hợp với bản mệnh của mình.
Đối với những người có mệnh Kim, bàn thờ nên được đặt hướng sau: hướng Đông Bắc (Diên Niên), hướng Tây Bắc (hướng sinh khí), hướng Tây Nam (Thiên y).
Đối với những người có mệnh Mộc, bàn thờ nên được đặt hướng sau: hướng Tây Bắc (Diên niên), hướng Đông (Diên niên), hướng Đông Nam (Phục vị).
Đối với những người có mệnh Thủy, bàn thờ nên được đặt hướng sau: hướng Tây (Diên niên), hướng Tây Nam (Sinh Khí), hướng Tây Bắc (Thiên Y), hướng Đông Bắc (Phục Vị).
Đối với những người có mệnh Hỏa, bàn thờ nên được đặt hướng sau: hướng Nam (Sinh khí), hướng Đông Nam (Diên niên), hướng Bắc (Thiên y), hướng Đông (Phục Vị).
Đối với những người có mệnh Thổ, bàn thờ nên được đặt hướng sau: hướng Đông Bắc (Diên Niên), hướng Đông Nam (Phục vị).
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa chuẩn xác
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa phải được sắp xếp chuẩn xác để thờ cúng được linh thiêng, đúng phong thủy. Dưới đây là cách bố trí các vật phẩm trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa:
Bên trong cùng là tấm bài vị đặt phía sau tượng Thần Tài - Thổ Địa.
Theo hướng nhìn từ ngoài vào thì tượng Ông Địa đặt bên phải, Thần Tài bên trái. Nếu gia đình nào có thêm Thần Phát sẽ được đặt chính giữa hai vị thần.
Chính giữa bàn thờ là bát hương dùng để cắm nhang thờ cúng. Bát hương phải được tẩy uế và đặt cố định trên bàn thờ.
Giữa hai ông là hũ gạo, hũ muối và hũ nước đựng trong chóe thờ. Lưu ý chỉ được thay vào thời điểm cuối năm để giữ tài lộc.
Bàn thờ Thần Tài không thể thiếu lọ hoa và mâm bồng được đặt theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”.
Gia chủ có thể đặt thêm các vật phẩm phong thủy như cóc ngậm tiền thu hút tài lộc và bát nước tụ lộc để giữ được may mắn, lộc lá đến với gia đình.
Thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa như thế nào là đúng?
Cúng Thần Tài - Thổ Địa vào ngày thường
Lễ vật cúng Thần Tài - Thổ Địa hàng ngày thường không quá cầu kỳ, mâm lễ đơn giản bao gồm bình hoa nhỏ, trái cây tươi, nhang, thuốc lá, cà phê và nước trà.
Việc chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất, cẩn thận, đều đặn hàng ngày thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ. Các vị thần sẽ chứng giám và phù hộ cho công việc làm ăn của gia đình thuận lợi.
Cúng Thần Tài - Thổ Địa vào ngày rằm, mùng 1
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa không cần quá câu nệ về việc ăn chay hay ăn mặn tùy vào phong tục, mong muốn của gia đình. Mâm cúng đầy đủ, tươm tất thể hiện sự thành kính, cảm tạ các vị thần linh đã phù hộ, độ trì.
Lễ cúng vào các ngày rằm (15 âm lịch) và mùng 1 hàng tháng chủ yếu thờ cúng hoa quả, còn đối với những ngày rằm lớn như rằm tháng 7 thì gia chủ nên chuẩn bị các mâm cúng chay hoặc mặn tùy ý.
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa vừa có thể cúng chay, vừa có thể cúng mặn
Chi tiết mâm lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày rằm như sau:
Nhang thắp
Nến
Tiền vàng mã
Tiền lẻ
Nước trong, rượu, trà
Hoa quả tươi
Trầu cau tươi
Thuốc lá
Lọ hoa
Bánh kẹo
Các món mặn nên có: xôi, giò, gà luộc, trứng luộc, tôm luộc và thịt luộc nguyên miếng
Nếu nấu món chay thì cần có: xôi, rau củ quả xào, bánh ít, bánh ngọt, bánh tét
Cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 Tết
Mùng 10 Tết tháng Giêng Âm lịch là ngày vía Thần Tài vì thế vào ngày này gia chủ thường cúng tạ ơn ông Thần Tài đã mang đến may mắn, tài lộc và cầu mong ông phù hộ trong năm mới.
Đây là lễ cúng quan trọng nên mâm cúng được chuẩn bị cần phải thịnh soạn, đầy đủ. Danh sách lễ vật thờ cúng như sau:
Bộ Tam Sên: Bao gồm thịt luộc để nguyên miếng hoặc heo quay, tôm luộc hoặc cua luộc và trứng luộc.
Mâm ngũ quả có thể lựa chọn tùy ý, thường là táo, cam, xoài, thanh long, dưa hấu được sắp xếp đẹp mắt.
Hoa tươi đặt bàn thờ nên là những loại hoa ý nghĩa, có màu sắc tươi tắn như hoa cúc, hoa thủy tiên, hoa đồng tiền, hoa ly…
1 bao thuốc lá, mở bao và đặt 2 điếu thuốc ra ngoài.
Hũ gạo, muối, nước đặt giữa hai ông thần tài, thổ địa.
Bộ đồ cúng ngày vía Thần Tài bao gồm khay vàng giấy, hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, khay 5 chén nước: 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình để bày biện mâm lễ cúng phù hợp
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa
Thời gian thờ cúng
Gia chủ cần xem thời gian thờ cúng theo phong thủy để việc thờ cúng được linh nghiệm.
Thời gian cúng thần tài ông địa tốt nhất là buổi sáng, giờ Thìn (7h-9h) hoặc giờ Ngọ (11h-13h), khung giờ này sẽ mang đại cát đại lợi cho gia chủ.
Giờ Thìn rất tốt trong việc khai trương, ký kết hợp đồng và đầu tư. Còn khung giờ Ngọ rất phù hợp với việc cúng xin học tập, công việc thuận lợi, làm ăn, kinh doanh gặp nhiều may mắn.
Chăm sóc, vệ sinh thường xuyên cho bàn thờ
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa cần phải giữ sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh để đảm bảo sự linh thiêng cho không gian thờ tự. Đồng thời cũng thể hiện lòng thành kính, chăm sóc bàn thờ cẩn thận.
Khi vệ sinh bàn thờ nên dùng khăn mềm, sạch, lau chùi nhẹ nhàng, không nên sử dụng nước khi lau bàn thờ. Đặc biệt cẩn thận khi vệ sinh bạn thờ, tránh làm xê dịch bát hương.
Hướng dẫn cách cúng bái bàn thờ
Khi làm lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa, người thờ cúng cần thể hiện được sự kính cẩn và giữ thái độ nghiêm túc, ăn mặc chỉnh tề để thể hiện sự hiếu kính, tôn trọng với các vị thần linh.
Đồng thời trong quá trình thờ cúng phải luôn giữ không khí trong nhà vui vẻ, hòa nhã, không cãi vã to tiếng ảnh hưởng đến việc thờ cúng linh nghiệm, như vậy mới đón được lộc lá cho gia đình.
Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ
Luôn đặt hoa quả tươi trên bàn thờ để đem lại sự tươi mới cho không gian thờ, điều này giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia đình.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa chuẩn phong thủy, theo dõi Đồ thờ Đà Nẵng để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích trong thờ cúng nhé!