Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

Sau khi chuyển nhà, một trong những công việc quan trọng nhất mà gia đình cần thực hiện ngay là thủ tục cách lập bàn thờ ở nhà mới. Tuy nhiên, đối với đa số các cặp vợ chồng trẻ thiếu kinh nghiệm, họ có thể cảm thấy bối rối và không biết cách lập bàn thờ cho nhà mới. Trong bài viết này, Phê Decor sẽ hướng dẫn một cách chi tiết về cách lập bàn thờ cho nhà mới, bao gồm cả việc lập bàn thờ ông bà (hay còn được gọi là lập bàn thờ tổ tiên), giúp gia đình tránh những hậu quả tiêu cực đối với gia đạo do vi phạm các quy định truyền thống.

1. Tại sao cần lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới?

Lập bàn thờ ở nhà mới mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc, đây cũng là một việc làm cần thiết khi gia chủ chuyển đến nhà mới. Lập bàn thờ khi ra ở riêng giúp đem đến cho gia đình một không gian thờ tự trang nghiêm, linh thiêng. Đồng thời, đây cũng là nơi giúp con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của mình đối với thế hệ đi trước.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Lập bàn thờ ở nhà mới mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc

Không chỉ vậy, lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới còn giúp gia đình duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bàn thờ gia tiên là nơi tổ tiên sẽ về ngự và phù độ, độ trì cho con cháu, đem lại sự bình an cho gia đình.

Bên cạnh đó, lập bàn thờ gia tiên còn mang đến cho gia chủ một chốn thanh tịnh, hỗ trợ sự phát triển, thăng tiến của các thành viên trong gia đình. Do đó, việc lập bàn thờ khi ra ở riêng là việc là quan trọng gia chủ cần lưu tâm khi chuyển đến nhà mới.

2. Nguyên tắc lập bàn thờ ở nhà mới

Khi lập bàn thờ ở nhà mới là một việc không hề khó. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý những nguyên tắc lập bàn thờ ở nhà mới sau đây để không phạm phải điều đại kỵ.

2.1. Ngày cát lợi lập bàn thờ mới

Đây là điều quan trọng nhất khi lập bàn thờ gia tiên chính là xem ngày, giờ để lập bàn thờ. Do vậy, khi lập bàn thờ ở trong nhà mới gia chủ cần chọn ngày, giờ tốt để làm lễ và thỉnh các ngài về.

Ngày để lập bàn thờ sẽ thường là ngày đẹp - theo như lịch vạn sự hoặc theo như sự tính toán của thầy phong thủy. Đồng thời, ngày đó cũng cần thỏa mãn các yếu tố sau: hợp tuổi, hợp mệnh với chủ nhà, không phải là ngày “sát sư” - ngày vía của thầy phong thủy.

Lập bàn thờ mới vào ngày cát lợi

Thông thường, ngày để lập bàn thờ gia tiên thường sẽ vào khoảng đầu tháng và muộn nhất là trước ngày rằm giữa tháng. Tuyệt đối không nên lập bàn thờ gia tiên vào năm hạn, năm tuổi hay là năm phạm hạn “tam tai” của gia chủ.

2.2. Vị trí đặt bàn thờ ở nhà mới

Gia chủ lưu ý không thể đặt bàn thờ ở vị trí tùy tiện. Đặt bàn thờ gia tiên ở những vị trí không phù hợp nếu phạm phải các điều kỵ sẽ đem đến nhiều điềm rủi cho gia đình.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Bàn thờ gia tiên tốt nhất cần được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà

Bàn thờ gia tiên tốt nhất cần được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà. Nếu như nhà có nhiều phòng thì có thể đặt bàn thờ ở trong phòng riêng và sẽ lấy đó làm phòng thờ cúng. Nếu như căn hộ có diện tích hẹp thì nên đặt bàn thờ gia tiên ở ngoài phòng khách.

2.3. Hướng nhìn của bàn thờ

Hướng nhìn của bàn thờ cũng rất quan trọng, để chọn hướng đặt bàn thờ chính xác, hợp tuổi, hợp phong thủy nhất, gia chủ có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy phong thủy đến xem.

Hướng nhìn của bàn thờ rất quan trọng phải hợp tuổi, hợp phong thủy với gia chủ

Nếu như không có điều kiện mời thầy, gia chủ có thể đặt bàn thờ theo hướng Tây Bắc của ngôi nhà. Theo như phong thủy, hướng Tây Bắc chính là hướng dương. Còn bàn thờ thì mang tính âm, đặt theo hướng dương thì sẽ tạo ra thế cân bằng âm dương.

2.4. Bốc bát hương nhập trạch nhà mới

Sau khi gia chủ đã chuẩn bị xong đầy đủ đồ thờ cúng thì sẽ thực hiện thủ tục bốc bát hương nhà mới. Để sau khi bốc bát hương xong, bạn có thể đặt lên bàn thờ và làm lễ luôn.

Tùy theo như khả năng và phong tục của gia đình, gia chủ có thể lập từ 1 - 3 bát hương. Đối với những gia đình không đi sâu vào lễ nghi và thờ cúng thì có thể lập 1 bát hương. Bát hương này sẽ vừa để thờ cúng quan thần linh và vừa để thờ cúng gia tiên.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Bát hương vừa để thờ cúng quan thần linh và vừa để thờ cúng gia tiên

Còn đối với gia đình có truyền thống lễ nghi và coi trọng việc thờ cúng thì nên lập 3 bát hương. Trong đó sẽ bao gồm 2 bát hương nhỏ và 1 bát hương lớn. Bát hương nhỏ được đặt bên phải thờ gia tiên và bát hương nhỏ sẽ ở bên trái để thờ bà cô, ông mãnh, huyền cô, huyền cậu. Còn bát hương lớn ở chính giữa sẽ để thờ các quan trên và thần linh.

Đồ chuẩn bị bốc bát hương sẽ gồm có:

2.4.1. Chuẩn bị lễ

Khi mà gia chủ đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị bàn thờ gia tiên với bàn thờ, đồ cúng cùng với bát hương, gia chủ sẽ cần thực hiện lễ nhập trạch và lễ an vị bát hương. Đây chính là nghi thức cúng lễ để gia chủ có thể bắt đầu ở trong nhà mới.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Mâm cúng cơm lập bàn thờ 1
Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Mâm cúng cơm lập bàn thờ 2
Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Mâm cúng cơm lập bàn thờ 3

Gia chủ không cần quá cầu kỳ, khi chuẩn bị lễ nhập trạch chỉ cần những món đơn giản như:

2.4.2. Văn khấn lập bàn thờ ở nhà mới

Đây là bài cúng tổ tiên chuyển bàn thờ qua nhà mới:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày lành tháng tốt: ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến địa chỉ::…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới nay nhân ngày lành tháng tốt thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành và phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con dù lễ bạc nhưng thành tâm cúi mong được các vị tổ tiên chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

>>>Xem thêm: Mâm cúng về nhà mới: Bước đầu mới cho cuộc sống hạnh phúc

3. Cách lập bàn thờ khi ra ở riêng

3.1. Chọn bàn thờ theo diện tích nhà

Với nhà đất có diện tích rộng rãi, sự lựa chọn lý tưởng là mẫu bàn thờ đứng và tủ thờ gỗ. Hai loại này mang đến cảm giác vững chãi, trang nghiêm và bề thế cho không gian thờ tự. Gia đình có thể sử dụng bàn thờ tam cấp và nhị cấp để thuận tiện trong việc thờ cúng cho cả Phật và gia tiên.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Chọn bàn thờ phải phù hợp với diện tích nhà

Trong trường hợp nhà ở là chung cư với diện tích nhỏ hẹp, lựa chọn tốt nhất là bàn thờ treo tường đặt phía trên cao kết hợp cùng với nội thất phòng khách giúp không gian vừa đảm bảo sự trang nghiêm và vừa tiết kiệm diện tích tối đa. Đặc biệt, nếu gia đình muốn kết hợp bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên, mẫu bàn thờ treo tường đôi sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho những căn hộ chung cư với diện tích khiêm tốn. Sau khi đã chọn được mẫu bàn thờ phù hợp, gia chủ nên xem xét việc sắm thêm các vật phẩm lễ cúng cần thiết để trang trí trên bàn thờ. Đồng thời, quan trọng là sắp xếp chúng một cách hài hòa, đẹp mắt và tuân thủ nguyên tắc phong thủy.

Thấu hiểu được những nỗi trăn trở của các gia chủ ở chung cư, Phê Decor mang đến giải pháp là các mẫu sofa giường, bàn ăn thông minh gấp gọn,… vừa mang sự sang trọng đẳng cấp, vừa tiết kiệm diện tích không gây "ngộp thở" cho tổng thể căn nhà, cho không gian sống trang trọng để đặt bàn thờ khi về nhà mới.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z
Bàn ăn thông minh gấp gọn BAC77 giải pháp cho các căn chung cư có diện tích nhỏ

3.2. Chọn ngày lập bàn thờ khi ở nhà mới

Thờ cúng gia tiên không chỉ là một phần trong văn hóa tâm linh của người Việt, mà còn là biểu hiện của sự kính trọng và biết ơn từ con cháu đối với ông bà tổ tiên. Nó cũng là một sợi dây kết nối quan trọng giữa thế giới âm dương, góp phần trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

Đặc biệt, đối với những cặp vợ chồng mới cưới hoặc gia đình chuyển nơi ở việc chuẩn bị các thủ tục về nhà mới trong đó có lập bàn thờ gia tiên ở ngôi nhà mới trở thành một nhiệm vụ quan trọng và trọng đại. Để đảm bảo sự trọn vẹn và suôn sẻ của mọi nghi lễ, việc chọn ngày lành và tháng tốt trở nên cực kỳ quan trọng.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

Khi mua bàn thờ về nhà mới thì gia chủ cần chú ý đến việc lập bàn thờ khi ra ở riêng, việc chọn ngày phải tuân theo các yếu tố như hợp tuổi, hợp mệnh của gia chủ và phải là ngày đẹp trong lịch vạn sự. Đồng thời, cần tránh ngày “sát sư”, vốn mang theo sự xui xẻo.

Để tránh ngày Sát chủ (Âm lịch) trong năm 2023, bạn nên lưu ý những ngày sau đây:

Các ngày Sát chủ (Dương lịch) trong năm 2023 được liệt kê như sau:

Để đảm bảo chắc chắn hơn, gia chủ nên tìm hiểu ý kiến và sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy. Nhờ họ, việc lựa chọn ngày lập bàn thờ nhà mới sẽ tránh được những ngày xấu có thể gây xui xẻo cho gia đình. Ngoài ra, cũng cần tránh lập bàn thờ mới vào năm hạn, năm tuổi và năm “tam tai” của gia chủ để đảm bảo sự an lành và thuận lợi cho gia đình.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

Dưới đây là các nhóm tam hợp hóa tam tai và 3 năm gặp hạn:

Lưu ý: Các tuổi Thìn, Mùi, Tuất và Dậu sẽ gặp hạn trong chính năm tuổi của mình.

Cúng vào đúng giờ hoàng đạo đã chọn khi xem ngày nhập trạch về nhà mới, gia chủ đọc văn khấn nhập trạch và cúng lập bàn thờ mới, sau đó cắm hương trực tiếp lên mâm đồ lễ. Cuối cùng, lễ an vị bát hương khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới cũng không phức tạp. Sau khi đã nhờ sư thầy bốc bát hương tại chùa, gia chủ chỉ cần đặt bát hương lên bàn thờ, thắp hương và đọc văn khấn.

4. Lưu ý trong cách lập bàn thờ khi về nhà mới

Khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới, gia chủ cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để tránh phạm phải những điều đại kỵ, mang lại vận xui cho gia đình.

4.1. Lưu ý khi mua bàn thờ gia tiên

Khi mua bàn thờ gia tiên, ngoài kích thước và kiểu dáng, gia chủ cũng để ý đến loại gỗ. Bàn thờ gia tiên nên dùng bàn thờ có gỗ mít, gỗ xoan hoặc là gỗ óc chó nhập khẩu sẽ đảm bảo được độ bền.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

4.2. Lưu ý khi lắp đặt bàn thờ gia tiên

Khi lắp đặt bàn thờ gia tiên treo tường, gia chủ nên sử dụng thêm chân bàn thờ. Chân bàn thờ này sẽ chịu lực và tăng độ bám cũng như độ chắc cho bàn thờ. Tránh các tình huống xấu có thể xảy ra như bàn thờ bị rơi hay bị xô lệch trong quá trình sinh sống.

Cách Lập Bàn Thờ Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Từ A Đến Z

4.3. Lưu ý khi làm lễ nhập trạch và an vị bát hương

Sau khi gia chủ làm lễ nhập trạch và an vị bát hương, gia chủ cũng cần lưu ý duy trì thắp nhang liên tục 100 ngày. Việc thắp hương liên tục này sẽ giúp tụ phúc khí cho căn nhà. Sau khi mà hết 100 ngày thì hãy làm lễ tạ an vị.

>>>Xem thêm: 99+ Mẫu trang trí phòng thờ hút tài lộc và bình an

Lập bàn thờ gia tiên là một việc quan trọng trong quá trình xây dựng nhà mới hoặc chuyển nhà. Các gia chủ và các thành viên trong gia đình cần lưu ý những nguyên tắc mà Phê Decor mang đến cho gia chủ từ đó bạn có thể lập bàn thờ ở nhà mới tại vị trí tốt nhất mang bình an, hạnh phúc tại ngôi nhà mới nhé. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tham khảo các mẫu sofa giường, bàn ăn thông minh,… để sắm sửa cho tổ ấm mới của mình thêm phần tiện nghi, có trải nghiệm thoải mái nhất khi sử dụng.

Link nội dung: https://thoitiethomnay.net/cach-lap-ban-tho-o-nha-moi-day-du-va-chinh-xac-nhat-tu-a-den-z-a12958.html