Đau cơ ngực có thể xảy ra ở bất kỳ ai, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng đau kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vận động tay và lưng trên. Vì vậy, người bệnh nên tìm cách khắc phục sớm để tránh làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Thành ngực có cấu tạo gồm da, mỡ, cơ và khung xương lồng ngực. Trong đó, cơ ngực gồm 2 nhóm là:
Hình ảnh minh họa vị trí cơ ngực lớn và cơ ngực bé.
Khi các nhóm cơ này bị kéo giãn quá mức hoặc rách có thể gây đau âm ỉ hoặc đột ngột và thường nghiêm trọng khi bạn sử dụng vai, cột sống trên, khi hắt hơi, ho hoặc thở mạnh. Ngoài ra, còn có thể đi kèm một vài triệu chứng khác như:
Cơ ngực bị đau, sưng tấy khi bị kéo giãn quá mức, thường xảy ra do hoạt động quá mức hoặc là do các yếu tố sau:
Ai cũng có thể bị đau cơ ngực, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn.
>> Tìm hiểu ngay: Top những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao mà bạn không nên bỏ lỡ!
Tình trạng đau cơ ngực được chia thành 3 cấp độ tổn thương:
Trong hầu hết các trường hợp đau cơ ngực nhẹ có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà, thời gian thuyên giảm từ 2-3 tuần. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan, nếu tình trạng đau không cải thiện thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Nên đi khám ngay khi đau cơ ngực đi kèm các biểu hiện sau bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn:
Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng đau cơ ngực do đâu.
Khám lâm sàng: Bác sĩ và người bệnh trao đổi về triệu chứng đau, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh (nếu có),… để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Khám cận lâm sàng: Bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh để loại trừ đau cơ ngực liên quan đến bệnh tim, gãy xương và các vấn đề khác. Các xét nghiệm có thể là chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ quan sát rõ thành ngực, cơ ngực, màng phổi, tim,… để phát hiện các bất thường nếu có.
Nếu nghi ngờ người bệnh có vấn đề tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm điện tâm đồ (ECG) để đánh giá hoạt động của tim, loại trừ nguyên nhân đau ngực do bệnh lý tim mạch.
Tùy vào mức độ cơ ngực bị tổn thương mà cách điều trị sẽ khác nhau. Một vài cách khắc phục phổ biến là:
Với tình trạng căng, giãn cơ ngực nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để giảm đau hiệu quả, bao gồm:
Chườm đá lạnh cũng là hỗ trợ làm giảm nhanh những cơn đau ngực được các bác sĩ khuyên thực hiện.
>> Đừng bỏ lỡ: Cách giảm đau xương khớp hiệu quả không dùng thuốc mà bạn nên biết!
Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm nhanh cơn đau như thuốc ibuprofen hoặc aspirin,… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, sau khi hết tác dụng, cơn đau có thể tái phát lại.
Trong trường hợp đau cơ ngực kéo dài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc opioid hoặc thuốc giãn cơ nhằm giúp giảm co thắt cơ. Ngoài ra, nếu bị ho mãn tính làm căng cơ ngực, thuốc ho cũng có thể được bác sĩ chỉ định để giảm căng thẳng ở các cơ liên sườn.
Lưu ý khi dùng thuốc cần phải tuân thủ chỉ định về liều lượng của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn,…
>> Xem thêm: Lưu ý về các tác hại khôn lường của các loại thuốc giảm đau xương khớp mà bạn nên biết!
Nếu các cơ ở ngực tổn thương cấp độ 3 - Bị đứt hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tái tạo lại. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường trên cơ ngực và thực hiện các kỹ thuật để gắn lại phần cơ bị tổn thương.
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu là các phương pháp điều trị bảo tồn, lành tính nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật.
Với Chiropractic, qua các thao tác nắn chỉnh của bác sĩ sẽ đưa các cấu trúc xương khớp sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, giúp cơn đau thuyên giảm và biến mất.
Còn vật lý trị liệu với các tác động như dùng nhiệt, các bài tập vận động, sóng âm,… sẽ giúp kích thích quá trình tái tạo mô, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Để ngăn ngừa tình trạng đau cơ ngực, bạn nên:
Đau cơ ngực chủ yếu là do căng cơ quá mức, nhưng triệu chứng đau cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý tim mạch (đau tim, nhồi máu cơ tim,…). Do đó, người bệnh nên chú ý theo dõi tình trạng đau để có hướng xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/dau-co-nguc-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-a12746.html