Mùa mưa, kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều, đây là nỗi sợ của nhiều người vì nọc độc của loài kiến này có thể dẫn tới viêm da, bội nhiễm,… Nhiều người thắc mắc kiến ba khoang cắn có sao không? Nên làm gì sau khi bị kiến ba khoang cắn? ThS.BS.CKI Trần Nguyễn Anh Thư, Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp qua bài viết sau.
Kiến ba khoang là một loài côn trùng có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (Cánh cứng), lớp Insecta (Côn trùng), ngành động vật. Kiến ba khoang còn được biết đến với các tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,… (1)
Kiến ba khoang có phần thân thon dài và nhọn về phía sau, chiều dài thân kiến khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm, có 3 đôi chân và phần bụng có đốt màu đen và đỏ xen lẫn nhau. Cái tên “kiến ba khoang” bắt nguồn từ sự phân bố màu sắc trên thân kiến. Phần đầu và bụng dưới màu đen, ngực và bụng trên màu đỏ. Chúng có đặc tính bay rất nhanh.
Bình thường, kiến ba khoang sẽ cư trú ở nơi có độ ẩm cao và nhiều ánh sáng như: ruộng lúa, bãi cỏ, các công trình xây dựng, các khu vực nước động,… Vào mùa mưa, kiến ba khoang có xu hướng di chuyển vào nhà dân, ký túc xá, phòng trọ,… để tìm nơi trú ẩn. Chúng thường bám vào vỏ gối, khăn, quần áo, chăn màn,… có thể tấn công bạn bất cứ khi nào.
Với câu hỏi bị kiến ba khoang cắn có sao không? ThS.BS.CKI Trần Nguyễn Anh Thư, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, khi bị kiến ba khoang cắn, cơ thể bạn sẽ tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể của kiến ba khoang có tên là Pederin, gây tổn thương nặng cho da.
Pederin là một loại amide độc hại gây bỏng da, được tìm thấy trong huyết tương của các loại côn trùng như kiến ba khoang. Pederin là độc tính mạnh gấp 10 - 15 lần nọc độc của rắn hổ mang. Nhưng khi bị kiến cắn, lượng Pederin truyền vào da qua vết cắn rất nhỏ, nên không gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe.
Tuy nhiên, khi bị kiến ba khoang cắn có thể gây ra các vấn đề về da như nổi bọng nước, đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng, viêm da,… Trong các trường hợp nặng hơn, độc tố Pederin trong kiến ba khoang có thể gây mất thị lực tạm thời, tổn thương giác mạc nếu dính vào mắt. Hoặc gây các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,… tuy nhiên các trường hợp nặng rất hiếm gặp.
Dù không bị kiến ba khoang cắn, nhưng khi tiếp xúc hoặc va chạm trực tiếp với chúng, Pederin trong kiến dính vào da vẫn có thể gây các triệu chứng tổn thương da như khi bị kiến ba khoang cắn.
Khi phát hiện bị kiến ba khoang cắn phải làm sao? Trước tiên bạn cần rửa vết thương bằng xà phòng dịu nhẹ và rửa nhiều lần với nước để trung hòa độc tố Pederin. Sau đó đến các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá tình trạng vết đốt và có hướng điều trị tiếp theo. Sơ cứu vết thương đúng cách sẽ giúp bạn xua đi nỗi lo kiến ba khoang cắn có sao không?
Đối với các trường hợp nhiễm Pederin nặng sau khi bị kiến ba khoang cắn, trên da xuất hiện bọng nước, phồng rộp, sưng tấy, đau nhức,… tuyệt đối không được gãiy hoặc chà xát lên vết cắn, dễ khiến độc tố lan rộng. Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi lên vùng da bị nhiễm độc tố mà phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và đánh giá tình trạng, hướng dẫn điều trị phù hợp, hạn chế nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm.
Nếu vô tình dùng tay hoặc chân chà xát, loại bỏ kiến ba khoang thì bạn cần nhanh chóng vệ sinh vùng da nghi ngờ bám Pederin từ kiến. Không để lâu vì chất độc có thể thẩm thấu qua da và gây những vấn đề giống như kiến ba khoang cắn.
Nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện trên quần áo, chăn màn, bám trên người…, không nên dùng tay để trực tiếp loại bỏ chúng. Nên lấy 1 tờ giấy, 1 cái cây, hoặc 1 vật dụng gián tiếp để đuổi kiến đi. Nếu không cẩn thận tiếp xúc với độc tố Pederin từ kiến ba khoang, cần vệ sinh rửa sạch nhanh chóng vùng da nghi ngờ tiếp xúc.
>>Có thể bạn tâm: Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt giảm thiểu tác hại tối đa
Nhiều người không khỏi lo lắng về việc kiến ba khoang cắn có sao không? khi biết về tác hại của chúng. Tác hại khi bị kiến ba khoang đốt phụ thuộc mức độ nhiễm độc tố Pederin. Nếu độc tố dính vào da, có thể gây các tác hại như:
Nếu bị kiến ba khoang đốt vị trí gần mắt, độc tố Pederin có thể gây:
Khi bị kiến ba khoang cắn, bạn cần sơ cứu vết thương đúng cách và đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị kịp thời. Đặc biệt đối với trường hợp nặng, vết cắn đau nhức, viêm sưng, xuất hiện bỏng nước, các dấu hiệu nhiễm trùng,… để bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và có phương án điều trị phù hợp.
Để không phải lo lắng quá nhiều về việc kiến ba khoang cắn có sao không? Trước tiên cần biết cách xử lý khi phát hiện sự hiện diện của chúng. Khi phát hiện có kiến ba khoang trong nhà, nên xử lý cẩn thận và tránh tiếp xúc với kiến.
>Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 8 cách đuổi kiến ba khoang cực kì đơn giản
Biện pháp phòng ngừa kiến ba khoang xuất hiện, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo.
Mức độ nặng của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang phụ thuộc nhiều vào mức độ nhiễm độc tố Pederin và thể trạng của người tiếp xúc. Dịch tiết từ kiến ba khoang có thể gây viêm da, phồng rộp, đau nhức, nhiễm trùng,… do độc tố Pederin. Nếu nhiễm trùng lan rộng, nên đến gặp bác sĩ để được khắc phục nhanh tình trạng nhiễm trùng, tránh gây bội nhiễm. Lưu ý không nên gãi hoặc chà xát lên vết cắn, điều này sẽ khiến độc tố lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng da lân cận.
Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp giải quyết các vấn đề về da khi bị kiến ba khoang cắn và các vấn đề Da liễu - Thẩm mỹ Da khác.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được kiến ba khoang cắn có sao không? Cần xử lý như thế nào khi bị kiến ba khoang cắn? Cần sơ cứu đúng cách, tránh tự ý bôi thuốc và nên đến khám với bác sĩ da liễu để điều trị kịp thời.
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/bi-kien-ba-khoang-can-co-sao-khong-nen-lam-gi-cho-tot-a12687.html