Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào? Có đau không?

Việc phát hiện khối u hoặc thay đổi khác thường ở vú có thể khiến nhiều chị em lo sợ ung thư vú đến nỗi mất ăn mất ngủ. Điều này xuất phát từ lầm tưởng bất kỳ khối u nào ở vú đều là ung thư. Tuy nhiên, có 60% - 80% khối u vú là lành tính, không ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, chị em cần nắm rõ các dấu hiệu ung thư vú, tránh nhận định sai, ảnh hưởng đến tâm lý. Trong đó, biết được khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào rất quan trọng. Bài viết của bác sĩ CKI Đỗ Anh Tuấn, khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp vấn đề này.

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào? Có đau không?

Khối u ở vú là gì?

Khối u ở vú là tình trạng sưng tấy, phồng lên bất thường, có thể gây đau bên trong hoặc xung quanh mô vú, vùng nách. Khối u có nhiều hình dạng, kích thước, đặc tính khác nhau. Các khối u dạng tròn, nhẵn, có khả năng di chuyển thường lành tính, chiếm 60% - 80%. Mặt khác, các cục u cứng, thường cố định, cạnh lởm chởm, dính vào da, núm vú và cấu trúc xung quanh, khả năng cao là ác tính.

Một khối u ở vú hoặc những thay đổi ở vú cần được khám, đánh giá, chẩn đoán sớm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp (nếu cần). Biết những gì sẽ xảy ra khi khám vú lâm sàng và điều gì sẽ xảy ra khi một khối u hoặc thay đổi ở vú cần được đánh giá thêm.

Việc phát hiện khối u ở vú hoặc thay đổi khác ở vú có thể khiến nhiều chị em lo sợ bệnh ung thư vú. Không ít chị em suy sụp tinh thần, hoang mang, mất ăn mất ngủ khi biết mình có khối u ở vú. Tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống của chị em.

Bác sĩ có thể hiểu được nỗi lo lắng của bạn nhưng khối u trong vú là phổ biến, hầu hết chúng không phải ung thư (lành tính), đặc biệt là khối u ở phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải được bác sĩ chuyên khoa về bệnh tuyến vú khám và đánh giá bất kỳ khối u nào ở vú, đặc biệt nếu có khối u mới xuất hiện hoặc nếu một bên vú có cảm giác khác với bên còn lại.

Mô vú sinh lý thay đổi như thế nào?

Tuyến vú chứa các mô có kết cấu khác nhau, bao gồm: da, mỡ, các mô tuyến vú và mô liên kết. Một số triệu chứng liên quan đến vú, chẳng hạn như đau hoặc nổi cục u, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Cục u trong thời gian này có thể là do có thêm nang trong vú. Mô vú cũng thay đổi trong thời kỳ mang thai, mãn kinh và trong khi dùng nội tiết tố.

Khối u ung thư vú có hình dạng thế nào?

Khối u ung thư vú thường cứng, hình dạng và kích thước không đồng đều, các cạnh khối u lởm chởm, ít di động, giai đoạn trễ u có thể xâm lấn ra da, gây đau. [1]

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào?

Mỗi người có cảm giác khối u ung thư vú khác nhau. Các khối u có khả năng cao là ung thư vú thường có biểu hiện, cảm giác điển hình. Chị em có thể căn cứ để nhận định liệu đó có khả năng là khối u ác tính hay không dựa vào một số bất thường như:

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào? Có đau không?
Hiểu khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm

Xem thêm: Ung thư vú không có khối u: Dấu hiệu khác và cách chẩn đoán sớm

Khối u ung thư vú có đau không?

Dù phần lớn trường hợp ung thư vú không có cảm giác đau ngay cả khi khuôn ngực xuất hiện cục sưng tấy. Tuy nhiên, khi ấn vào vùng có khối u, nằm sấp, có vật nặng đè lên, có thể khiến bạn thấy đau, nhói. [2]

Cảm giác đau khi ấn vào vùng có khối u là là một trong những dấu quan trọng hiệu cảnh báo ung thư vú. Bạn cần sớm đến cơ sở y tế có khoa Ngoại Vú khám, xét nghiệm, chẩn đoán ung thư sớm để có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tránh nguy cơ phải đoạn nhũ (phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú), ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và thẩm mỹ.

Khối u ung thư vú có di chuyển không?

Khối u ung thư vú thường có xu hướng cố định tại chỗ trong mô vú trong khi khối u vú lành tính có khả năng di chuyển. Tuy nhiên, tính di động của khối u không phải dấu hiệu đáng tin cậy trong chẩn đoán ung thư vú. [3]

Có thể sờ thấy khối u ung thư vú không?

Có thể. Chị em có thể sờ và cảm nhận thấy khối u ung thư với điều kiện khối u nằm gần bề mặt da. Mặt khác, nếu khối u hình thành sâu bên trong mô tuyến vú, chị em khó cảm nhận được. Trường hợp này chỉ có thể phát hiện thông qua hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, tiên tiến ở các cơ sở y tế có có Ngoại Vú uy tín.

Dấu hiệu và cảm giác khối u ung thư vú cần gặp bác sĩ

Làm quen với cảm nhận khuôn ngực giúp bạn dễ dàng phát hiện khi có sự thay đổi bằng cách tự kiểm tra tuyến vú định kỳ hàng tháng sau khi sạch kinh. Sau đây là một số dấu hiệu, thay đổi bất thường về cảm giác ở khuôn ngực mà chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

1. Sưng ở ngực hoặc nách

Trên khuôn ngực hoặc dưới nách xuất hiện các khối u cứng, sưng bất thường, hình dạng không đều, cạnh lởm chởm, không biến mất sau một thời gian theo dõi, ấn vào cảm giác đau là biểu hiện đầu tiên cảnh báo ung thư vú. Chị em cần đến cơ sở y tế được trang bị hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Da ngực lõm và dày lên

Trường hợp khối u nằm sâu bên trong mô vú khiến vùng da bên trên trở nên dày sần và bị lõm xuống, dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

3. Núm vú co lại, tấy đỏ, bong tróc hoặc dày lên

Chị em có thể quan sát được núm vú có xu hướng thụt vào bên trong, có hình dạng giống lúm đồng tiền, đi kèm cảm giác nóng rát, ngứa, lở loét. Ngoài ra, chị em có thể gặp tình trạng da núm vú sưng đỏ, tróc vảy, nhăn nheo bất thường.

4. Tiết dịch núm vú

Dịch tiết ra (không phải sữa) bất thường mà không cần bóp, xuất hiện một bên vú có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Khi ung thư diễn tiến đến những giai đoạn muộn, khối u lớn hơn, vỡ ra, tiết dịch mủ có mùi khó chịu kèm chảy máu.

5. Vú nóng rát, tê hoặc ngứa ran kéo dài nhiều ngày

Đôi khi, chị em có thể không cảm nhận thấy khối u nhưng khuôn ngực ngứa râm ran, châm chích, nóng rát, tê dai dẳng không hết cũng nên sớm đến cơ sở y tế khám vì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vú.

Cách tự khám vú khi có cảm giác khối u ở vú

Chị em là người hiểu nhất những thay đổi bất thường ở khuôn ngực của mình. Do đó, biết cách tự kiểm tra, cảm nhận bầu vú sẽ giúp chị em sớm phát hiện khối u ở vú, đồng thời có thể xác định ban đầu tính chất khối u là lành tính hay ác tính. Phương pháp để chị em tự kiểm tra khi có cảm giác vú xuất hiện khối u như sau:

Đối tượng nên áp dụng:

Mọi phụ nữ nên chủ động tự kiểm tra, theo dõi ngực định kỳ, nhất là những chị em:

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào? Có đau không?
Chị em nên định kỳ kiểm tra và ghi chép lại những thay đổi bất thường ở bầu ngực

Chẩn đoán ung thư vú

1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong chẩn đoán ung thư vú trước khi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu. Trong lúc khám lâm sàng bác sĩ sẽ:

Nếu bác sĩ của bạn tìm thấy một khối u ở vú hoặc khu vực đáng lo ngại khác, bạn sẽ cần xét nghiệm hình ảnh đánh giá thêm.

2. Các kiểm tra hình ảnh học tuyến vú

Để đánh giá chính xác khối u ở vú, bác sĩ của bạn có thể đề nghị:

Các xét nghiệm mới hơn để chụp ảnh vú đang được phát triển và nghiên cứu.

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào? Có đau không?
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang chẩn đoán hình ảnh tuyến vú người bệnh

3. Sinh thiết sang thương trong vú

Sinh thiết sang thương trong vú là phương pháp dùng kim đưa vào bên trong tuyến vú lấy một mẫu mô tại khối u nghi ngờ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh có thể giúp định hướng kim và có thể sử dụng thuốc gây tê giảm đau tại chỗ chọc hút.

Tùy chẩn đoán mà bác sĩ của bạn sẽ giải thích cho bạn cân nhắc chọn lựa phương pháp thích hợp với bạn nhất. Các lựa chọn sinh thiết vú bao gồm:

Sau khi sinh thiết, mẫu mô khối u được gửi đến phòng thí nghiệm phân tích. Bác sĩ tại cơ sở y tế sẽ giúp bạn giải thích kết quả.

4. Theo dõi sau khi đánh giá khối u vú

Nếu khối u ở vú không phải là ung thư, bác sĩ sẽ quyết định xem có cần theo dõi ngắn hạn bằng khám vú lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh hay không. Bạn có thể được hẹn lịch tái khám sau 2 - 3 tháng để theo dõi thay đổi bất thường ở vú (nếu có). Nếu nhận thấy những thay đổi bất thường tại khối u hoặc phát triển các khu vực mới cần quan tâm, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Một khối u vú xác định là ung thư cần điều trị thì cần phải chẩn đoán loại giải phẫu bệnh khối u và các yếu tố khác như sinh học bướu, kích thước bướu, mức độ ăn lan sang các cơ quan khác (di căn), các yếu tố thuộc bệnh nhân, nhu cầu thẩm mỹ… sẽ ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ đang điều trị cho bạn.

Yếu tố rủi ro cần lưu ý nếu phát hiện khối u ung thư vú

Khi phát hiện có khối u ung thư tại vú, chị em cần lưu ý một số yếu tố rủi ro sau đây:

Chẩn đoán, phát hiện sớm khối u ung thư vú giúp gia tăng hiệu quả điều trị, hạn chế nguy cơ tái phát, giảm thiểu nguy cơ can thiệp phẫu thuật đoạn nhũ.

Do đó, nếu nhận thấy khuôn ngực xuất hiện khối u hoặc thay đổi bất thường, chị em có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, để được khám, chẩn đoán bằng hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: hệ thống máy nhũ ảnh kỹ thuật số 3D (DBT) Mammomat Inspiration; máy siêu âm GE Logiq E10S đầu dò hỗ trợ siêu âm đàn hồi vú, máy MRI 3 tesla thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy khảo sát vi mạch và hỗ trợ định hướng sinh thiết dưới siêu âm… mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, giúp chị em an tâm hơn khi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Có thể biết được khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào sẽ giúp chị em phụ nữ sớm phát hiện nguy cơ ung thư vú trước khi đến bệnh viện khám, xét nghiệm cụ thể. Điều quan trọng là, chị em không nên quá hoang mang, lo sợ khi phát hiện khối u, tránh ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/khoi-u-ung-thu-vu-co-cam-giac-nhu-the-nao-co-dau-khong-a12425.html