Vạch E hay F là hết xăng? Để giải đáp được câu hỏi này, trước tiên, bạn cần tìm hiểu về khái niệm vạch báo xăng. Kim báo xăng (hay kim xăng xe máy) thường nằm ở mặt đồng hồ của xe máy, có chức năng báo hiệu lượng xăng còn lại trong bình xe giúp người dùng biết đâu là thời điểm thích hợp để đổ xăng.
Kim báo xăng thường được trang bị ở các dòng xe số, riêng với xe ga đời mới thì ít hơn do đã được cải tiến bằng màn hình LCD giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi lượng xăng.
Khi nhìn vào kim báo xăng trên bảng đồng hồ, bạn sẽ thấy có hai vạch “E” và vạch “F”, tương ứng với mức xăng còn lại trong bình xe. Vậy vạch E hay F là hết xăng?
Vạch “E” là viết tắt của từ Empty (dịch: Hết), tức bình xăng đã hết hoặc gần hết. Trong khi đó, vạch “F” đại diện cho Full (dịch: Đầy), đồng nghĩa với việc bình xăng đã được đổ đầy hoặc mức xăng trong xe còn nhiều. Do đó, khi thấy kim báo xăng chỉ vạch E, bạn cần đổ xăng ngay để xe hoạt động bình thường, đặc biệt là khi tham gia giao thông, xe không bị ngưng hoạt động bất ngờ do hết xăng.
Đối với xe ga đời mới, kim báo xăng được thay bằng màn hình điện tử, vẫn có 2 vạch E và F, khi kim chỉ xăng chạm vạch E sẽ có đèn hiệu đỏ nhấp nháy để cảnh báo bạn rằng xe bạn gần hết hoặc đã cạn xăng.
Câu trả lời là có. Hầu hết các nhà sản xuất đều thiết kế bộ phận cảnh báo hết nhiên liệu sớm hơn thời điểm lượng xăng trong bình cạn hoàn toàn. Tuy nhiên, quãng đường di chuyển còn lại của mỗi loại xe không giống nhau, do đó khi có cảnh báo sắp hết xăng, kim xăng chỉ vạch E, bạn cần đổ xăng càng sớm càng tốt.
Theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia, các mẫu xe máy phổ biến có thể chạy được tối đa 160km từ thời điểm đèn cảnh báo hết nhiên liệu đổi màu. Tuy nhiên, nhiều loại xe chỉ đáp ứng được khoảng 50km khi kim báo xăng bắt đầu trỏ về vạch E.
Mặt khác, mức độ tiêu hao nhiên liệu của xe ở thời điểm sắp hết xăng còn phụ thuộc vào điều kiện vận hành như độ phẳng mặt đường, mật độ giao thông và tuổi thọ của xe. Vì vậy, bạn không nên để bình nhiên liệu cạn rồi mới đổ xăng vì dễ khiến đường dẫn hoặc kim xăng bị tắc, thậm chí gây gỉ thành bình xăng nhanh chóng.
Ngoài tìm hiểu vạch E hay F là hết xăng, bạn cần theo dõi và kiểm tra kim báo xăng định kỳ để tránh hỏng hóc, gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành xe. Kim báo xăng là công cụ đo mức nhiên liệu còn trong bình xăng, cho phép người lái theo dõi mức tiêu hao và nhận biết khi nào cần đổ xăng cho xe. Nếu kim báo xăng gặp vấn đề, bạn sẽ không biết chính xác lượng nhiên liệu cần cung cấp để xe vận hành trơn tru.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến kim báo xăng hoạt động không chính xác và cách khắc phục nhanh chóng:
Kim báo xăng không chạy
Bạn đã đổ xăng đầy bình hoặc xăng trong xe cạn kiệt nhưng kim báo xăng không có dấu hiệu dịch chuyển. Tình trạng này có thể do xe máy đã cũ hoặc lau không sử dụng khiến kim xăng bị hỏng.
Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra tình trạng của kim xăng tại nhà hoặc mang ra các trung tâm sửa chữa/bảo hành để được xử lý kịp thời.
Kim báo xăng luôn ở vạch F (luôn đầy)
Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:
Chi phí thay kim báo xăng bị hỏng tại các tiệm sửa chữa có mức giá dao động từ 200.000 - 300.000 VNĐ tùy vào từng loại xe. Cụ thể:
Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên, có nhiều nơi “chặt chém” khách hàng để báo mức giá sữa chữa kim báo xăng lên đến 400.000 - 500.000 VNĐ. Do đó, bạn nên tìm đến các tiệm sửa xe uy tín để bảo dưỡng và sữa chữa linh kiện.
Việc tìm hiểu vạch E hay F là hết xăng cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. Mỗi dòng xe đều có mức tiêu hao nhiên liệu riêng, xe có mức tiêu thụ càng thấp thì càng tiết kiệm xăng. Ngoài ra, các cách tiết kiệm xăng xe dưới đây cũng giúp bạn tối ưu được chi phí đổ xăng:
Vạch E hay F là hết xăng? Khi lượng xăng trong xe gần hết, kim báo sẽ trỏ về vạch E nhằm báo hiệu thời điểm thích hợp cần bổ sung nhiên liệu cho xe. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra kim báo xăng để xe vận hành trơn tru và tránh rơi vào những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/vach-e-hay-f-la-het-xang-bi-kip-song-con-de-khong-phai-dat-bo-giua-duong-a10579.html