Fanti được cho là bắt nguồn từ Hàn Quốc qua một bài đăng twitter của diễn viên lồng tiếng Yuri Seo năm 2015. Chi tiết hơn, diễn viên này đã đăng hình ảnh tươi tắn của mình trong chiếc áo đỏ. Không hiểu sao lại xuất hiện hình ảnh cô này “biến" thành người nhện. Seo Yuri đã đăng 2 tấm hình lên cùng câu hỏi bối rối “Vậy đây là fan hay là anti của tôi vậy?”
Và gần đây Trúc Nhân cũng rơi vào vòng lặp bối rối khi bị fan đem mình ra làm “trò đùa".
Khác với sasaeng (fan cực đoan) hay anti-fan, fanti hoạt động chủ yếu ở mảng “hình ảnh". Những hoạt động thường thấy của fanti là: chế lại hình thần tượng theo hướng siêu bựa, đem hình thần tượng đi làm meme hoặc đi tìm những phát ngôn “lầm lỡ" của thần tượng để “nhai đi nhai lại". Nói cách khác, dù làm một người theo “đạo đu idol" những fanti lại có “đam mê" dìm hàng chính thần tượng của mình.
Có nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh fanti. Một số cho rằng fanti đưa idol và fan đến gần nhau hơn qua những tấm hình chế buồn cười và meme. Thần tượng trong mắt fan và truyền thông thường xuất hiện với những hình ảnh hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên chính những tấm hình này lại khiến hình ảnh của thần tượng trở nên “gần gũi" và “con người” hơn khi mà họ cũng có những khoảnh khắc không hoàn hảo. Nhiều hội nhóm fanti thậm chí còn có số lượng người thích nhiều hơn cả page chính chủ.
Một số thần tượng thậm chí còn dùng luôn cả ảnh của “fanti" để đăng.
Tuy nhiên cũng có không ít lần fanti được cho là anti đội lốt fan khi hình ảnh của thần tượng bị sửa tới quên mất ảnh gốc. Đùa thì phải vui nhưng đôi khi những trò đùa của fanti lại đi quá lố dẫn đến "nội bộ lục đục" trong các fandom.
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/chu-voi-nghia-thay-truc-nhan-tra-loi-fanti-la-gi-a10404.html