Ủy viên có vai trò, trách nhiệm đứng đầu cấp ủy, cấp chính quyền hoặc một tổ chức, hội đoàn…Ủy viên phải là người luôn đi đầu, làm gương cho các thành viên trong tổ chức.
Vậy vai trò và nhiệm của ủy viên là gì? Hãy cùng Liên Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Ủy viên là một thuật ngữ để chỉ một người hoặc một cá nhân có vai trò, trách nhiệm trong một ban, ủy bản, cấp ủy, chính quyền, tổ chức hay hội đoàn.
Với mỗi một tổ chức, ngữ cảnh khác nhau thì thuật ngữ ủy viên sẽ có ý nghĩa khác nhau, ví dụ như:
>>> Xem thêm: Tinh giản biên chế là gì? Những quy định mới nhất về tinh giản biên chế
Trong một số ngữ cảnh cụ thể, ủy viên sẽ có vài trò, trách nhiệm khác nhau, cụ thể là:
Theo Quy định số 80 - QĐ/TW về quản lý cán bộ có nêu rõ:
Ủy viên trung ương Đảng là thành viên của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là cơ quan lãnh đạo thường trực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu ra bởi Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm 1 lần.
Theo đó, Ủy viên trung ương đảng sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể như sau:
>>> Xem thêm: Thi công chức là gì? Hình thức thi công công như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020) có nêu rõ:
“Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ”
Theo Điều 45 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy về vai trò, trách nhiệm của ủy viên Quốc hội như sau:
1. Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công; tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong trường hợp được ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, các ủy viên Quốc hội sẽ làm việc với Bộ, ban, ngành và các tổ chức khác theo sự ủy quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Và ủy viên có trách nhiệm báo cáo công việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
>>> Tham khảo: Từ chức là gì? Quy định từ chức của cán bộ công chức
Theo Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Do đó, ủy viên chính trị sẽ do Ban chấp hành trung Đảng Cộng sản Việt Nam bầu và giữ chức vị cao và quan trọng trong Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định:
“Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.
Như vậy, mỗi thành viên của Hội đồng nhân dân xã sẽ là ủy viên UBND xã. Họ sẽ chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
>>> Xem ngay: Biệt phái là gì? Quy định của nhà nước về biệt phái như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Như vậy, các ủy viên UBND tỉnh thường là những người đứng đầu cơ quan chuyên môn, nắm giữ vai trò quan trọng trong UBND. Mỗi ủy viên sẽ có trách nhiệm, quyền hạn riêng trong nhiệm vụ mình được phân công.
Hi vọng những thông tin Liên Việt cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ủy viên là gì, vai trò và nhiệm vụ của từng ủy viên trong một số ngữ cảnh khác nhau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết ! Nếu bạn có nhu cầu
Link nội dung: http://thoitiethomnay.net/uy-vien-la-gi-vai-tro-va-nhiem-vu-cua-uy-vien-a10193.html