Giáo dục

Tự doanh chứng khoán là gì? Đặc điểm và lưu ý cần biết!

Tự doanh chứng khoán là một trong các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán, dựa trên quy định của luật pháp. Vậy tự doanh chứng khoán nghĩa là gì? Hãy cùng VNSC tìm hiểu chi tiết tự doanh chứng khoán, đặc điểm, mục đích và phương thức thực hiện để hiểu đúng về hoạt động này nhé!

Tự doanh chứng khoán là gì?

Trong tiếng Anh, thuật ngữ tự doanh chứng khoán là Self Trading. Theo Khoản 30 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019: Tự doanh chứng khoán được hiểu là việc công ty chứng khoán tự mua/ bán chứng khoán cho chính mình.

Tự doanh là hoạt động trong đó công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà giao dịch trên thị trường. Họ sẽ mua, bán chứng khoán cho mình thông qua cơ chế giao dịch khớp lệnh, thỏa thuận trên các sàn giao dịch hoặc thị trường phi tập trung. Mục đích của hoạt động này là nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.

Yêu cầu đối với doanh nghiệp chứng khoán

Theo Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh khi đảm bảo điều kiện về vốn trên 100 tỷ đồng và được cấp phép hoạt động môi trường chứng khoán chuyên nghiệp. Công ty phải ưu tiên thực hiện các lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính họ và được yêu cầu thông báo cho khách hàng nếu là đối tác trong một giao dịch cụ thể.

Ngoài ra, pháp luật có nhiều quy định đối với việc tự doanh chứng khoán như sau:

  • Quản lý riêng biệt: Việc này là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty chứng khoán hoạt động tự doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, đồng thời thực hiện nghiệp vụ môi giới để phục vụ khách hàng. Nếu không có sự tách bạch trong việc quản lý có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch và trung thực trong quá trình giao dịch.
  • Ưu tiên khách hàng: Các công ty tự doanh cần cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, bao gồm hỗ trợ, tư vấn thông tin chính xác về thị trường chứng khoán. Ngoài ra, công ty phải xử lý các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch tự doanh của công ty để đảm bảo tính chính xác và an toàn trong quá trình giao dịch.
  • Góp phần ổn định thị trường: Với khối lượng giao dịch chứng khoán lớn, các giao dịch của công ty chứng khoán có thể gây ảnh hưởng lớn tới thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần mua bán có chiến lược để đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, góp phần ổn định thị trường.
  • Hoạt động tạo tính thanh khoản cho thị trường: Các doanh nghiệp chứng khoán cần thực hiện giao dịch khi mới được thành lập để tạo tài khoản trên thị trường thứ cấp. Đối với những công ty phát triển hơn sẽ tạo lập cơ sở trên thị trường OTC để giúp họ mua/ bán cổ phiếu với các nhà giao dịch khác và duy trì tính liên tục trên thị trường chứng khoán.

Đặc điểm của hoạt động tự doanh chứng khoán

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là một trong những dịch vụ chính của công ty chứng khoán. Hoạt động này có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Tính chuyên nghiệp cao

  • Công ty chứng khoán phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về thị trường chứng khoán, sản phẩm, phương pháp đầu tư và các yếu tố tác động đến thị trường.
  • Sản phẩm chứng khoán rất đa dạng, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các sản phẩm tài chính khác. Mỗi loại sẽ có tính chất và rủi ro khác nhau nên công ty tự doanh chứng khoán phải nắm chắc để có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Danh mục đầu tư đa dạng

  • Với nguồn vốn lớn nên công ty tự doanh có khả năng đầu tư vào nhiều loại sản phẩm chứng khoán khác nhau. Điều này giúp tổ chức phân chia vốn đầu tư thành nhiều loại, tăng tính đa dạng và giảm thiểu rủi ro trong danh mục đầu tư.
  • Công ty chứng khoán có kiến thức chuyên môn về chứng khoán nên sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tiềm năng, rủi ro trên thị trường, từ đó phát hiện và nắm bắt cơ hội, xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả.

Tính rủi ro

Trong quá trình giao dịch, giá của các sản phẩm chứng khoán có thể biến động lớn theo thời gian và đôi khi rất khó dự đoán. Những biến động giá này có thể mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho danh mục đầu tư. Vì vậy, công ty chứng khoán cũng có thể gặp rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ tự doanh của mình.

Mục đích việc giao dịch tự doanh chứng khoán

Có 4 mục đích quan trọng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán:

  • Kinh doanh đầu tư: Đâu là mục tiêu quan trọng của hoạt động tự doanh. Trong việc đầu tư, các công ty sẽ thực hiện chiến lược khác nhau, tận dụng lợi thế về khả năng phân tích thị trường để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
  • Kinh doanh góp vốn: Công ty chứng khoán đầu tư vào doanh nghiệp khác bằng cách mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của họ và chia sẻ lãi hoặc lỗ từ tài khoản đầu tư đó. Thông thường, các công ty chứng khoán kinh doanh nguồn vốn có tiềm năng tăng trưởng với mục tiêu tạo ra lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu hoặc nhận cổ tức. Tuy nhiên, đầu tư vốn cũng tiềm ẩn một mức độ rủi ro nên công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá danh mục đầu tư và xem xét chúng trước khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể.
  • Can thiệp giá chứng khoán: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chứng khoán phải đảm bảo giá cổ phiếu ổn định. Điều này chứng minh công ty đang bảo vệ chính khách hàng của họ. Vậy doanh nghiệp cần phải đáp ứng chung tay thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý, triển khai biện pháp hợp lý khi xuất hiện sự biến động giá cổ phiếu ảnh hưởng đến tình hình chung của nền kinh tế.
  • Tạo nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu thị trường: Nhiệm vụ của công ty tự doanh chứng khoán là đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Vì vậy, công ty cần tính toán, cân đối mua chứng khoán dự trữ và đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.

Phương thức thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là gì?

Có 2 phương thức phổ biến để các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh của mình:

Phương thức trực tiếp

Giao dịch trực tiếp là phương thức giao dịch được quản lý tự động và thực hiện trên sàn chứng khoán với một công ty chứng khoán khác hoặc với khách hàng mà không cần thông qua môi giới trung gian.

Điều này cho phép công ty chứng khoán tự động quản lý và kiểm soát các giao dịch một cách chủ động hơn, không phát sinh bất kỳ khoản phí nào. Riêng phí thanh toán sẽ do bên thụ hưởng chi trả, còn phí chuyển nhượng thì do bên chuyển nhượng chịu.

Phương thức gián tiếp

Phương thức giao dịch gián tiếp là phương thức mà công ty chứng khoán sử dụng môi giới trung gian để thực hiện các giao dịch mua bán trên Sở giao dịch chứng khoán.

Phương thức này thường được dùng với các văn bản thỏa thuận nhằm đảm bảo an toàn về giá chứng khoán khi có biến động lớn. Công ty sẽ phải chịu phí môi giới, phí thanh toán lưu ký và thanh toán bù trừ.

Trên đây là những thông tin quan trọng về giao dịch tự doanh chứng khoán là gì, đặc điểm, phương thức và mục đích thực hiện nghiệp vụ này. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu về lĩnh vực tài chính, đam mê tìm kiếm cơ hội lợi nhuận trong thị trường chứng khoán, hãy dành thời gian tham khảo loạt bài đọc thú vị về đầu tư tài chính tại VNSC nhé!