Giáo dục

ROI - Return On Investment là gì? 5 điều bạn phải biết về ROI

1. Return on investment là gì? Tại sao ROI lại quan trọng?

1.1. Return on Investment là gì?

ROI (Return on Investment) là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu.

Công thức tính ROI = Lợi nhuận ròng/tổng chi phí đầu tư.

Chỉ số này thường được sử dụng phổ biến trong nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các hoạt động của marketing như SEO, Content,...Dựa vào chỉ số ROI các marketer có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch và lợi nhuận thu về được từ những nguồn lực đã bỏ ra như thế nào. Đây chính là cơ sở để thực hiện việc điều chỉnh các chiến dịch marketing trong tương lai. Tuy nhiên, để đo lường chính xác được chỉ số này không phải là điều dễ dàng.

Công thức tính ROI

1.2. Tại sao ROI lại quan trọng?

Sau khi bạn hiểu được ROI - Return On Investment là gì? Thì hãy cùng tìm hiểu tại sao ROI lại quan trọng như vậy? ROI quan trọng như vậy là bởi vì nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như sau:

  • So sánh kết quả giữa các chiến dịch hoặc dự án: Dựa vào chỉ số ROI của từng chiến dịch mà các nhà quản lý có thể đánh giá, so sánh và lựa chọn được những dự án nào có thể mang lại lợi nhuận tốt nhất. Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được chi phí và triển khai các chiến lược bán hàng hiệu quả nhờ vào việc so sánh ROI với các khoản đầu tư khác. Lưu ý, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào các chiến dịch có chỉ số ROI dương và ngược lại với các dự án chỉ số ROI âm.
  • Phân tích hiệu quả đầu tư: Chỉ số ROI cho các nhà quản lý biết được mức độ hiệu quả của các hoạt động trong một dự án hoặc chiến dịch. Từ đó, sẽ dễ dàng nhận định được với mỗi hoạt động thì sẽ đem lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp ví dụ như tỷ lệ chuyển đổi, số lượng bán, doanh thu,…
  • Dễ dàng tính toán: Việc tính toán chỉ số ROI khá dễ dàng và đơn giản, chỉ cần dựa vào công thức lợi nhuận chia cho tổng chi phí đã đầu tư vào chiến dịch. Thông qua điều này các nhà quản lý có thể tính toán một cách nhanh chóng để đưa ra mục tiêu và định hướng được các kế hoạch kinh doanh sắp tới sao cho hiệu quả nhất.

Xem thêm: 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể thiếu cho doanh nghiệp