Giáo dục

Ngành hàng không là gì? Ưu điểm - Hạn chế khi học ngành hàng không

Khi nhắc đến ngành hàng không, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những tiếp viên hàng không với vẻ ngoài chuyên nghiệp, được bay đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới và còn được nhận mức lương rất cao. Nhưng, đó có phải tất cả về ngành hàng không hay chưa?

Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu ngành hàng không là gì và tất tần tật thông tin về ngành hàng không qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về ngành này nhé! MỤC LỤC: 1- Tìm hiểu về ngành hàng không 2- TOP 8 vị trí phổ biến3- Học gì để làm việc trong ngành hàng không? 4- Mức lương ngành hàng không 5- Có nên học ngành hàng không? 5.1- Ưu điểm 5.2- Hạn chế 5.3- Tiềm năng phát triển 6- Lời kết

1- Tìm hiểu về ngành hàng không

1.1- Ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải sử dụng những kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại và những trang thiết bị tiên tiến nhất. Đây cũng là lĩnh vực có tính quốc tế cao, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về an toàn, an ninh và phải hoạt động theo một quy trình chặt chẽ được lên kế hoạch từ trước.

Điểm đặc biệt của ngành hàng không trên thế giới và cả ở Việt Nam là có rất nhiều nghề nghiệp, vị trí việc làm đa dạng. Vì vậy, những bạn theo đuổi ngành này sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

1.2- Ngành hàng không tại Việt Nam, tiềm năng và cơ hội phát triển

Tại Việt Nam, ngành hàng không được coi là ngành dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế. Tần suất các chuyến bay ngày càng gia tăng. Vào những lúc cao điểm, số lượng máy bay cất và hạ cánh tại các cảng hàng không lớn vô cùng tấp nập.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 2 tỷ lượt hành khách trên các chuyến bay. Thu nhập kinh tế từ ngành hàng không khoảng 200 tỷ USD mỗi năm. Đây là những con số vô cùng ấn tượng mà ngành hàng không Việt Nam đã đạt được.

Trước sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành hàng không Việt Nam đang có nhu cầu mở rộng đường hàng không. Đường bay mở rộng, khả năng kết nối với các quốc gia khác lớn hơn tức là cơ hội việc làm cũng tăng cao.

Ngành hàng không Việt Nam hiện có hơn 20 cảng hàng không phân bố tại cả ba miền đất nước nên có thể đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách.

Hiện tại, có khá nhiều hãng hàng không nổi tiếng đang hoạt động tại Việt Nam, như là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air,... Cùng với đó là những công ty có tiếng trong ngành hàng không như công ty SFC, công ty VASCO và các hãng hàng không sắp sửa ra mắt khác.

Nguyên nhân khiến ngành hàng không Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm là vì ngành này hiện đang phát triển rất mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, sự ra mắt của nhiều hãng hàng không mới cũng khiến cơ hội việc làm trong ngành tăng lên đáng kể, nhất là vị trí tiếp viên hàng không.

2- TOP 8 vị trí phổ biến ngành hàng không

Theo học ngành hàng không, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận cơ hội nghề nghiệp vô cùng đa dạng. Sau đây là một số nghề nghiệp phổ biến trong ngành này:

2.1- Phi công

Phi công là người làm công việc lái máy bay. Bạn cần có bằng lái máy bay nếu muốn đảm nhận công việc này.

Để lấy được bằng lái máy bay chính thức, bạn phải vượt qua kỳ kiểm tra đầu vào vô cùng khắt khe với các bài kiểm tra về sức khỏe, kiến thức, ngoại ngữ. Đồng thời, bạn còn phải trải qua hàng trăm giờ bay thử.

Với một phi công, sức khoẻ và thị lực tốt là yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng. Bên cạnh đó, bạn còn phải có khả năng giao tiếp tốt, biết tổ chức, lên kế hoạch, thành thạo kỹ năng định hướng, có thể tập trung cao độ trong thời gian dài và luôn bình tĩnh, có trách nhiệm trong công việc.

2.2- Huấn luyện bay

Huấn luyện bay là vị trí đảm nhận công việc dạy lái máy bay dân dụng.

Để trở thành một huấn luyện bay, bạn cần nắm vững cả lý thuyết lẫn thực hành về điều khiển máy bay và phải hiểu rõ các quy tắc, quy định của ngành hàng không.

Thông thường, huấn luyện bay là người rất giàu kinh nghiệm. Họ cũng là người cẩn thận, chu đáo, có trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ người khác và có khả năng tự chủ tốt.

2.3- Nhân viên kiểm soát không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ dẫn hướng đi cho máy bay trong phạm vi đường băng. Nhiệm vụ của họ là phải đảm bảo không để xảy ra va chạm và nhanh chóng hỗ trợ việc tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra sự cố.

2.4- Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không là người làm công việc phục vụ hành khách và thành viên phi hành đoàn trên các chuyến bay dân dụng.

Công việc chính của vị trí này thường bao gồm các việc như kiểm tra vé, hành lý, xếp chỗ, hướng dẫn lối đi cho hành khách, phục vụ nhu cầu ăn uống, hỗ trợ những hành khách yếu mệt,…

Công việc của tiếp viên hàng không khá căng thẳng, vất vả. Họ thường làm việc theo ca và thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào lịch trình bay.

2.5- Nhân viên cân bằng trọng tải

Nhân viên cân bằng trọng tải có nhiệm vụ tính toán trọng tải thực tế của hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện cho mỗi chuyến bay. Họ cũng cần lên kế hoạch, sơ đồ sắp xếp hàng hoá và tính toán lượng nhiên liệu cần thiết.

2.6- Thủ tục viên

Công việc chính của thủ tục viên là làm thủ tục đăng ký, ký gửi hành lý cho khách và kiểm tra hành khách lên máy bay.

2.7- Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của máy bay nhằm đảm bảo máy bay luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

2.8- Thợ máy

Thợ máy là những nhân sự chính trong bộ phận bảo dưỡng máy bay. Vị trí này cần có trình độ kỹ sư hoặc công nhân kỹ thuật.

Nhiệm vụ của thợ máy là kiểm tra, theo dõi động cơ máy bay nhằm kịp thời phát hiện các hư hỏng, trục trặc kỹ thuật và nhanh chóng sửa chữa.

Ngoài những nghề nghiệp kể trên thì ngành hàng không còn có nhiều vị trí khác nữa, như là:

- Nhân viên hỗ trợ khách hàng.

- Nhân viên vận chuyển hành lý.

- Nhân viên cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại của khách hàng.

- Nhân viên tìm kiếm hành lý thất lạc.

- Nhân viên điều động.

- Nhân viên bán vé máy bay.

- Nhân viên tiếp nhận, kiểm tra, đóng gói và phân loại hàng hóa.

- Nhân viên bảo vệ cảng hàng không.

- Nhân viên cứu hộ.

3- Học gì để làm việc trong ngành hàng không?

Công việc trong ngành hàng không có tính đặc thù cao. Đặc biệt nhất là ngành này không có đòi hỏi cao về bằng cấp mà lại đặt nặng vấn đề nghiệp vụ, kỹ năng.

Để biết phải học gì để làm việc trong ngành hàng không bạn sẽ phải dựa trên vị trí công việc muốn theo đuổi. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng vị trí mà bạn sẽ lên kế hoạch học tập, rèn luyện cho phù hợp.

Chẳng hạn, với vị trí tiếp viên hàng không, bạn sẽ phải giỏi ngoại ngữ, chăm chút ngoại hình và rèn luyện giọng nói, kỹ năng nghiệp vụ.

Với vị trí phi công bạn sẽ phải hoàn thành các khóa huấn luyện vô cùng khắt khe, có các tố chất cần thiết và phải giỏi ngoại ngữ.

Trong khi đó, với các vị trí như kiểm soát không lưu, huấn luyện bay, kỹ sư bảo dưỡng,… bạn sẽ phải chú trọng việc học tập các kỹ thuật chuyên môn, rèn luyện khả năng quan sát, xử lý tình huống.

Ngành hàng không thi khối nào?

Các khối thi phổ biến cho ngành hàng không như A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), A0(Toán, Lý, Hóa), D07(Toán, Hóa học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Anh, KHTN), Tuy nhiên có một vài vị trí đặc thù thiên về kỹ thuật như Kỹ thuật điện tử hàng không, kỹ thuật cơ khí hàng không, kỹ thuật viễn thông hàng không,.. thì khối thi là ban tự nhiên A( Toán, Lý, Hóa)

Tham khảo khối thi tương ứng với ngành học trong ngành hàng không tại Học Viện Hàng Không: Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Thi THPT: A01, A00, D90, D07; Học bạ: A01, D01, D07, K01 Ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng: Thi THPT: A01, A00, D90, D07; Học bạ: A01, D01, D07, K01 Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông: A01, A00, D90, D07; Học bạ: A01, D01, D07, K01 Ngành công nghệ thông tin: A01, A00, D90, D07; Học bạ: A01, D01, D07, K01 Ngành Kinh Tế Vận Tải: Thi THPT: A01, D01, D14, D15 Ngành Quản Trị Nhân Lực: Thi THPT: A01, D01, D14, D15 Ngành Kỹ Thuật Hàng Không: A01, A00, D90, D07; Học bạ: A01, D01, D07, K01 Ngành Quản Lý Hoạt Động Bay: A01, D01, D07 Ngành Ngôn Ngữ Anh: A01, D01, D14, D15 Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành: A01, D01, D14, D15 Vì ngành hàng không cũng rất đa dạng vị trí công việc và yêu cầu phải vững kiến thức nền tảng nên muốn theo học ngành hàng không bạn nên chăm chỉ tích lũy kiến thức sách vở và kỹ năng mềm để có thể gặt hái được thành công ở ngành này.

Trường đào tạo ngành hàng không

Hàng không là ngành khá đặc thù nên rất ít trường ngoài công lập đủ điều kiện tổ chức đào tạo. Trong số những trường đào tạo ngành hàng không thì Học viện hàng không chính là địa điểm nổi tiếng nhất.

Hiện tại, Học viện hàng không đang tổ chức đào tạo 8 nhóm ngành chính. Để theo học tại đây bạn sẽ phải đạt được mức điểm chuẩn khá cao.

Ngoài Học viện hàng không thì bạn còn có thể theo học ngành kỹ sư hàng không tại các trường sau:

- Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

- Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Học viện Kỹ thuật Quân sự.

- Học viện Phòng không - Không quân.

- Trường Sĩ quan Không quân.

- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

- Đại học Đà Lạt.

- Cao Đẳng Quốc Tế Kent.

4- Mức lương ngành hàng không

Mức lương trung bình của ngành hàng không hiện vào khoảng 15 - 30 triệu/tháng. Mức lương thực tế ngành hàng không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố như:

- Số lượng chuyến bay hoặc thời gian bay.

- Tiền thưởng tết và các loại tiền thưởng khác.

- Hiệu suất làm việc của mỗi người.

Nhìn chung, mức lương tất cả các vị trí công việc trong ngành hàng không tại Việt Nam đều ở mức cao. Nguyên do là vì các công việc đều có tính đặc thù cao mà nguồn nhân lực lại thiếu.

Theo thống kê, các vị trí công việc có mức thu nhập thấp nhất của ngành hàng không hiện có mức lương vào khoảng 6 triệu/tháng. Các vị trí có mức thu nhập trung bình thì mức lương từ 9 triệu/tháng trở lên. Còn các vị trí công việc có mức thu nhập cao thì mức lương sẽ từ 25 triệu/tháng.

Mức lương ngành hàng không sẽ tăng theo trình độ, kinh nghiệm và chính sách của từng hãng hàng không. Tuy nhiên, có thể khẳng định, mức lương ngành này rất cao

5- Có nên học ngành hàng không?

Để trả lời câu hỏi “Có nên học ngành hàng không?”, chúng ta hãy cùng xem qua các ưu nhược điểm và xu hướng phát triển của ngành này nhé.

5.1- Ưu điểm của ngành hàng không

Sức hút của ngành hàng không luôn rất lớn bởi những ưu điểm nổi trội của ngành này. Cụ thể:

+ Tiềm năng phát triển tốt: Nếu như rất nhiều ngành nghề dần rơi vào khó khăn và bão hoà thì ngành hàng không lại có xu hướng phát triển liên tục. Bằng chứng là số lượng hành khách tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất liên tục gia tăng và chắc chắn sẽ chưa dừng lại trong những năm tới.

+ Cơ hội việc làm rộng mở: Ngành hàng không liên tục phát triển có nghĩa là nhu cầu tuyển dụng sẽ luôn có. Do đó, cơ hội việc làm ngành này luôn rất rộng mở.

+ Thu nhập cao, ổn định: Ngành hàng không từ trước đến nay luôn nằm trong danh sách những ngành có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ còn phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và vị trí công việc của bạn.

+ Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp: Đặc điểm của ngành hàng không là hoạt động liên tục 24/7, không ngừng nghỉ và luôn tấp nập. Bởi vậy, đây là môi trường rất phù hợp với những bạn trẻ năng động muốn hoàn thiện bản thân từ kiến thức, ngoại hình cho đến sự chuyên nghiệp.

+ Có cơ hội đi nước ngoài thường xuyên: Nhân viên ngành hàng không đều nhận được nhiều ưu đãi về giá vé và đây chính là cơ hội tốt để những người làm trong ngành đi đến nhiều nơi trên thế giới.

5.2- Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì ngành hàng không cũng có những hạn chế nhất định, như là:

+ Áp lực công việc lớn, do có đòi hỏi cao về thời gian và độ chính xác.

+ Phải làm việc theo ca.

+ Không được nghỉ vào các ngày lễ, tết.

+ Có những vị trí phải làm việc ngoài trời trong mọi điều kiện thời tiết.

+ Thường xuyên phải xa nhà.

+ Gặp các vấn đề về thay đổi múi giờ.

5.3- Xu hướng phát triển của ngành hàng không

Sự hợp tác phát triển kinh tế toàn cầu và nhu cầu du lịch lớn đã tạo điều kiện cho ngành hàng không phát triển mạnh mẽ.

Theo dự đoán, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2030. Trong giai đoạn từ 2019 - 2038, số lượng hành khách dự kiến tăng trưởng đến 4,6% mỗi năm.

Bên cạnh đó, các hãng hàng không giá rẻ đang không ngừng đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh doanh giá rẻ để khai thác tiềm năng từ phân khúc khách hàng trung lưu tại các thị trường mới nổi.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Vì vậy, tiềm năng và xu hướng phát triển ngành hàng không tại nước ta sẽ vô cùng triển vọng.

Từ những gì Uptalent vừa phân tích, có lẽ bạn đã trả lời được câu hỏi “Có nên học ngành hàng không?” rồi phải không nào?

6- Lời kết

Tóm lại, ngành hàng không vẫn luôn là lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, ngành hàng không Việt Nam cũng có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua và đóng góp không nhỏ cho GDP cả nước.

Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn đọc tất tần tật thông tin về ngành hàng không. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn ngành hàng không là gì và có thêm nhiều thông tin thú vị về các vị trí công việc ngành hàng không cũng như những gì cần học để làm việc trong ngành này. Chúc bạn thành công!

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet