Giáo dục

Khối tự doanh là gì?

Trên thị trường chứng khoán, khối tự doanh là một thuật ngữ quen thuộc, dùng để diễn tả cương vị của một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay. Vậy khối tự doanh là gì? Quy định về khối tự doanh trên thị trường chứng khoán ra sao? Mời các nhà đầu tư cùng tham khảo qua bài viết sau.

I. Khối tự doanh là gì?

Theo khoản 30, Điều 4, Luật Chứng Khoán năm 2019 ban hành “Tự doanh chứng khoán (TDCK) là việc công ty mua, bán chứng khoán cho chính mình”

Tự doanh được định nghĩa là hoạt động mà công ty chứng khoán sẽ đóng vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường. Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định chung đối với hình thức tự doanh trên thị trường chứng khoán, buộc các công ty khi tham gia vào lĩnh vực phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định.

Theo đó, công ty chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán với chính mình thông qua cơ chế giao dịch khớp lệnh, thỏa thuận trên các sàn chứng khoán hay các thị trường phi tập trung. Mục đích của hoạt động tự doanh là để thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá trên thị trường hay cũng có thể hiểu tự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán để thu lời từ việc tăng giảm giá (mua giá thấp, bán giá cao). Ngoài ra, chứng khoán tự doanh còn khiến thị trường trở nên sôi nổi hơn và tăng tính thanh khoản.

Hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán thường diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán (SGD) và Sàn giao dịch phi tập trung (OTC). Ở SGD việc mua bán chứng khoán tự doanh diễn ra bình thường như các giao dịch từ nhà đầu tư. Thông thường tự doanh chứng khoán diễn ra trực tiếp giữa các công ty chứng khoán và đối tác (khách hàng), thông qua việc đàm phán về số lượng, giá cả, thời gian cũng như hình thức thanh toán

Dựa trên Luật chứng khoán, những công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ 100 tỷ đồng và được cấp phép nghiệp vụ môi giới mới được cấp phép hoạt động tự doanh.

Phương thức thực hiện tự doanh chứng khoán được chia thành 2 hình thức.

  • Giao dịch trực tiếp: là cách giao dịch trực tiếp giữa công ty chứng khoán và đối tác. Cả hai sẽ thống nhất về nhau về giá cả, số lượng, hình thức thanh toán. Các loại chứng khoán liên doanh thường rất đa dạng, chủ yếu là các loại không niêm yết trên sàn và mới phát hành.
  • Giao dịch gián tiếp: giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán để thực hiện đặt lệnh. Tuy nhiên, khi giao dịch bằng hình thức này cả người mua và người bán sẽ không biết đối tác đang mua/bán chứng khoán với mình là ai, SGD đóng vai trò như một cầu nối liên kết giữa người mua và người bán.

Xem thêm các bài viết khác:

  • Dầu thô là gì? Hợp đồng tương lai dầu thô

II. Khối tự doanh tiếng anh là gì?

Khối tự doanh tiếng anh là Proprietary group

III. Quy định về khối tự doanh chứng khoán

Đối với Pháp luật Việt Nam tự doanh chứng khoán có những quy định cụ thể sau đây.

1. Quy định về vốn pháp định

Theo điểm b, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định (mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một doanh nghiệp) cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 100 tỷ đồng.

2. Quy định về hoạt động chứng khoán

Dựa theo Điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC, hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán phải đảm bảo hoàn thành những nghĩa vụ:

  • Công ty chứng khoán phải có đủ tiền và chứng khoán để thực hiện các lệnh giao dịch mua/bán cho tài khoản chính mình
  • Công ty chứng khoán phải thực hiện nghiệp vụ tự doanh dựa trên tài khoản của chính mình, không được sử dụng danh nghĩa cá nhân hoặc của người khác và không cho bất kỳ ai sử dụng tài khoản tự doanh.
  • Pháp luật Việt Nam sẽ không chấp nhận các trường hợp tự doanh chứng khoán như: mua/bán cổ phiếu do sửa lỗi giao dịch, mua/bán cổ phiếu của chính mình.
  • Phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
  • Phải công bố danh tính cho khách hàng biết mình là đối tác của họ
  • Khi giao dịch mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn đến giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua/bán chứng khoán cùng loại và tiết lộ thông tin ra bên ngoài.
  • Khách hàng sẽ luôn đặt mức giới hạn để hạn chế rủi ro lỗ “nặng”, các công ty chứng khoán sẽ không được mua/bán cùng chiều, cùng loại chứng khoán đó ở điểm giá bằng hoặc tốt hơn mức giá khách hàng đặt ra.

3. Quy định về tài khoản tự doanh chứng khoán

Ở điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác”

4. Mục đích của tự doanh chứng khoán

Đối với công ty chứng khoán, ngoài mục đích thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá, nghiệp vụ tự doanh còn nhắm đến nhiều mục đích khác nhau:

  • Kinh doanh đầu tư: Đầu tư chứng khoán tự doanh đem lại cho các CTCK các khoản lợi về lợi tức và chênh lệch giá. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp giá bị tụt giảm thì các khoản vay đó, sẽ có thể bù đắp. Nên các công ty chứng khoán thường rất thận trọng cho hoạt động đầu cơ chứng khoán.
  • Kinh doanh góp vốn: Các CTCK có thể tham gia vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay kèm quyền chuyển đổi để trở thành cổ đông của các công ty cổ phần. Lúc này, các công ty chứng khoán đóng vai trò như một cổ đông và phải tuân thủ theo các quy định pháp lý đối với cổ đông lớn. Song với đó, pháp luật Việt Nam có quy định về thời hạn nắm giữ cổ phiếu tối thiểu đối với người sở hữu cổ phiếu quyền cổ đông là 6 tháng trở lên.
  • Bảo vệ giá: Khi có tình hình biến động về giá trên thị trường, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch mua/bán nhằm ổn định lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ mình hay đối tác của mình khi thực hiện các đợt phát hành bay bảo lãnh phát hành.

IV. Sơ lược quy trình tự doanh chứng khoán

Thông thường các công ty chứng khoán sẽ thực hiện nghiệp vụ tự doanh theo các bước cơ bản sau.

Bước 1: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và xác định cụ thể chiến lược đầu tư là gì? Chủ động hay thụ động/bán thụ động. Bên cạnh đó, lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư thích hợp

Bước 2: Tìm kiếm cơ hội thông qua các thị trường phát hành, lưu thông, niêm yết hoặc chưa niêm yết.

Bước 3: Phân tích và đánh giá tiềm năng đầu tư. Sau khi đã thực hiện phân tích sẽ đưa ra mã chứng khoán, khối lượng và giá giao dịch.

Bước 4: Hoạt động dựa trên quy định pháp luật

Bước 5: Quản lý nguồn vốn đầu tư, đồng thời ra quyết định giữ hay bán đi chứng khoán

Kết thúc bài viết “Khối tự doanh là gì” đã phần nào giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về chứng khoán tự doanh và tầm ảnh hưởng của chúng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Để theo dõi thêm về những kiến thức đầu tư mời quý NĐT theo dõi góc kiến thức tại Saigon Futures.

Xem thêm các bài viết khác:

  • Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
  • MST: 0315173341
  • Hotline: 028.6686.0068
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.
  • Youtube: Saigon Futures
  • LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
  • Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • VPGD Hà Nội: Tầng 14, tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh