Giáo dục

Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm lớp 6 bám sát kiến thức sách giáo khoa

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước đầu tiên trong quá trình soạn bài Cô bé bán diêm là bạn cần tìm hiểu về chân dung tác giả người Đan Mạch và một vài nét về tác phẩm văn học này.

Tác giả

Nhà văn An-đéc-sen có tên tên đầy đủ là Christian Andersen. Ông sinh năm 1805, mất năm 1875.

Cuộc đời

Nhà văn phải trải qua nhiều nỗi vất vả, tự bươn chải kiếm sống bởi mồ côi cha. Ngay từ bé ông đã thành thạo nhiều công việc từ dệt vải, may vá cho đến công nhân. Có một thời gian, ông dấn thân vào nghề diễn viên và sau này trở thành nhà văn nổi tiếng. Những cơ cực trong thời thơ ấu đã trở thành nguồn cảm hứng trong tác phẩm của ông.

Phong cách sáng tác

Những sáng tác của An-đéc-sen chủ yếu viết về đề tài thiếu nhi. Với lối kể nhẹ nhàng, đan xen giữa hiện thực và hư ảo để giúp nhân vật của mình có niềm tin vào cuộc sống.

Thành tựu văn học

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, An-đéc-sen đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cô bé bán diêm; Nàng tiên cá; Bộ quần áo mới của Hoàng đế,...

Giới thiệu đôi nét về tác giả An-đéc-sen

Tác phẩm

Những thông tin về tác phẩm khi soạn bài Cô bé bán diêm sẽ cho học sinh biết về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và bố cục của văn bản.

Xuất xứ: Cô bé bán diêm trong chương trình Ngữ văn giảng dạy tại nhà trường được trích trong trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-sen.

Hoàn cảnh sáng tác: Cô bé bán diêm được viết vào những năm 1845, thời điểm này tên tuổi của nhà văn lừng danh trên khắp thế giới.

Bố cục: Khi soạn bài Cô bé bán diêm, học sinh cần nêu rõ bố cục của văn bản và khái quát nội dung từng phần để quá trình tìm hiểu tác phẩm trở nên dễ dàng hơn.

Trong văn bản này, người đọc có thể chia làm 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu -> bàn tay em đã cứng đờ ra: Hình ảnh cô bé bán diêm một mình cô đơn trong đêm giao thừa lạnh buốt.
  • Đoạn 2: Tiếp theo -> họ đã về chầu Thượng: Miêu tả 5 lần quẹt que diêm và những ao ước, mộng tưởng để rồi buồn bã trước hiện thực.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Cái chết đầy thương tâm của cô bé bán diêm.
Hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương trong đêm giao thương giá rét

Tóm tắt nội dung

Đây là nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc soạn bài Cô bé bán diêm. Có thể coi việc tóm tắt cốt truyện là chiếc chìa khóa dẫn người đọc khám phá các thông tin then chốt, nắm được mạch chuyện theo đúng diễn trình mà tác giả thể hiện trong văn bản.

Tình huống truyện

Trong tác phẩm của mình, An-đéc-sen đã đưa ra tình huống truyện độc đáo đó là bé gái đi bán diêm trong đêm giao thừa khi mọi nhà đang quây quần bên nhau.

Diễn biến

Để không bỏ qua bất kỳ tình tiết nào của câu truyện, khi soạn bài Cô bé bán diêm học sinh cần nắm rõ diễn biến của tác phẩm.

Dưới ngòi bút của An-đéc-sen, hình ảnh cô bé bán diêm hiện lên vô cùng đáng thương, em mồ côi mẹ và sống cùng người cha nghiện rượu, phải đi bán diêm để kiếm tiền. Trong đêm giao thừa, người ta thấy một đứa bé chân đất đang dò dẫm từng bước trong bóng tối với hy vọng kiếm một chút tiền mang về cho cha để không bị đánh. Thế nhưng chiếc bụng đói đã khiến em không thể tiếp tục đi nên đã ngồi vào xó nhỏ và quẹt diêm để sưởi ấm.

Mỗi que diêm được quẹt lên, trong đầu em xuất hiện bao mộng tưởng, lần thứ nhất em thấy mình ngồi trước lò sưởi rực hồng, que diêm thứ hai sáng lên, em tưởng tượng bản thân đang được ăn nhiều món ngon, trên bàn có ngỗng quay. Đến que diêm thứ ba, đó là hình ảnh cây thông cùng những ngôi sao thật đẹp. Lần quẹt thứ tư, em vui mừng vì người bà đã mất của mình hiện về để rồi khi que diêm thứ 5 sáng lên cũng là lúc bà nội dắt em lên trời.

Kết thúc

Tác giả đã xây dựng một cái kết thật buồn khi người đi đường thấy thi thể em ngồi giữa vô vàn bao diêm, môi đang nở nụ cười thật xinh đẹp.

Hình ảnh cô bé vui mừng khi đốt que diêm thứ 4 vì mộng tưởng được gặp bà

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Sau khi đã nắm rõ những thông tin về tác giả, tác phẩm, tóm tắt được nội dung văn bản, học sinh cần quan tâm đến giá trị nội dung và nghệ thuật để quá trình soạn bài Cô bé bán diêm đầy đủ và chính xác nhất.

Giá trị nội dung

Tác phẩm thể hiện lòng thương cảm trước số phận của những đứa trẻ bất hạnh, em thiếu thốn mọi mặt, từ vật chất đến tinh thần. Cho đến khi chết, đứa bé tội nghiệp ấy vẫn nhận lại sự thờ ơ của mọi người xung quanh. Em vẫn ngồi đó giữa những bao diêm, người đi đường vẫn thản nhiên qua lại, không ai bận tâm đến em.

Giá trị nghệ thuật

Ngoài việc hiểu giá trị nội dung, học sinh cũng nên tìm hiểu về giá trị nghệ thuật khi soạn bài Cô bé bán diêm. Với lối kể chuyện chân thực, nêu rõ diễn biến tâm lí nhân vật, tác phẩm đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tương phản, một bên là mộng tưởng đẹp đẽ của cô bé, một bên là thực tại xót xa.

Người đọc xót xa vì những bất hạnh mà cô gái nhỏ phải trải qua

Soạn bài Cô bé bán diêm lớp 6 sách Cánh diều

Bạn nên soạn văn bài Cô bé bán diêm lớp 6 bằng cách trả lời các câu hỏi được nêu trong sách giáo khoa. Việc chuẩn bị này sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thiện những nội dung còn thiếu sót khi nghe bài giảng của giáo viên trên lớp.

Câu 1 (Trang 20, sách Ngữ Văn lớp 6)

Thời gian diễn ra câu chuyện là vào buổi tối đêm giao thừa các gia đình đang quây quần, đón chờ năm mới thì cô bé bán diêm vẫn lang thang trên đường

Câu 2 (Trang 20, sách Ngữ Văn lớp 6)

Các chi tiết thể hiện hiện thực và mộng tưởng được nhà văn khắc hoạ trong 5 lần quẹt diêm:

  • Lần thứ nhất: Lò sưởi rực sáng và hiện thực tuyết phủ kín, giá rét bao trùm.
  • Lần thứ hai: Bàn ăn với nhiều món ngon đối lập hoàn toàn với hiện tại đang ngồi trong góc tường lạnh lẽo.
  • Lần thứ ba: Hình ảnh cây thông trang hoàng rực rỡ và thực tế nhìn lên trời chỉ có màn đêm buông xuống.
  • Lần thứ tư: Em vui mừng vì người bà xuất hiện nhưng trở về hiện tại vẫn chỉ có mình em đang ngồi đó.
  • Lần thứ năm: Cô bé bán diêm thấy bà dắt tay bay về trời, thực tế là em đã chết vì lạnh và đói.

Câu 3 (Trang 20, sách Ngữ Văn lớp 6)

Ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện là sự đồng cảm với những số phận nghèo khó, phải chịu nhiều tổn thương và bất hạnh.

Câu 4 (Trang 20, sách Ngữ Văn lớp 6)

Truyện Cô bé bán diêm chứa đựng nhiều đặc điểm của thể loại cổ tích. Cụ thể:

  • Nhân vật chính có số phận bất hạnh: Nhân vật cô bé bán diêm.
  • Chứa yếu tố kì ảo, thể hiện qua những lần quẹt diêm.
  • Thể hiện khát vọng và mơ ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc: Em mơ được ăn ngon, được sưởi ấm, được gặp bà

Câu 5 (Trang 20, sách Ngữ Văn lớp 6)

Cảnh ngộ đáng thương và cái chết của cô bé bán diêm đã gợi cho em nhớ tới những bạn nhỏ mồ côi, những bạn phải đi bán vé số để mưu sinh.

Học sinh có thể dựa vào sơ đồ tư duy trên trong quá trình soạn bài Cô bé bán diêm để trả lời chính xác các câu hỏi

Soạn bài Cô bé bán diêm sách Kết nối tri thức

Theo sách Kết nối tri thức, các câu hỏi soạn bài Cô bé bán diêm lớp 6 tập 2 sẽ có nhiều điểm khác biệt. Học sinh nên tham khảo cách trả lời theo các gợi ý dưới đây:

Câu 1 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-sen được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 2 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Cô bé bán diêm ở ngoài đường trong một thời gian đặc biệt đó là đêm giao thừa giá rét, tuyết phủ kín phố phường. Mặc dù có nhà nhưng em không dám về vì chưa bán được bao diêm nào.

Câu 3 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Các hình ảnh miêu tả diện mạo của cô bé bán diêm:

  • Em đi chân đất, đôi bàn chân em hết đỏ ửng rồi lại bầm tím vì lạnh.
  • Trong chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm.
  • Lớp tuyết dày bám trên mái tóc.

Câu 4 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không.

Sau mỗi lần quẹt diêm, cô bé có mong ước được sưởi ấm, được ăn ngon, được gặp bà, tất cả đều là ước muốn rất đỗi bình thường nhưng với em nó lại trở thành điều vô cùng xa vời.

Câu 5 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu chuyện Cô bé bán diêm thể hiện tình yêu thương của nhà văn đối với số phận đáng thương của một đứa trẻ. Qua tác phẩm, nhà văn muốn truyền tải đến bạni đọc thông điệp ý nghĩa, hãy dành tình yêu thương cho trẻ thơ để chúng được sống đủ đầy, hạnh phúc.

Câu 6 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Cách ứng xử của những người đi đường tỏ rõ sự lạnh lùng “rảo bước rất nhanh”, “chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh", “lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em".

Câu 7 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Trong truyện, tác giả An-đéc-sen đã xây dựng nhiều hình ảnh tương phản. Cụ thể:

  • Không khí đoàn tụ trong đêm giao thừa >< Khung cảnh giá rét, cô độc ngoài đường của cô bé bán diêm.
  • Niềm vui ngày đầu năm mới >< Hình ảnh em em bé đã chết nơi xó tường.

Sự tương phản này càng làm rõ nét thêm sự tội nghiệp của cô bé, để lại trong lòng người đọc niềm xót thương vô hạn.

Câu 8 (Trang 65, sách Ngữ văn lớp 6)

Mặc dù truyện khép lại bằng cái chết của Cô bé bán diêm, nhưng xét trên phương diện giải phóng con người thì đây là cái kết có hậu khi em được bà đón lên trời. Trên khuôn mặt ấy hiện rõ niềm vui với đôi má hồng, đôi môi mỉm cười.

Hình ảnh cô bé bán diêm chết bên góc tường trong sự cô độc khiến độc giả xót thương

Soạn bài Cô bé bán diêm sách Chân trời sáng tạo

Trong bộ sách Chân trời sáng tạo, có 2 câu hỏi liên quan đến tác phẩm văn học này, học sinh cần trả lời theo gợi ý dưới đây:

Câu 1 (Trang 75, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu 2 (Trang 75, sách Ngữ văn lớp 6)

Một số kinh nghiệm khi đọc truyện ngắn em rút ra được là:

  • Đọc kĩ văn bản để tìm được những ý chính.
  • Tìm hiểu đề tài, chủ đề của tác phẩm để nắm được nội dung, tinh thần mà tác giả muốn gửi gắm.
  • Xác định được giá trị nghệ thuật của truyện.

Bài tập liên hệ

Để áp dụng các kiến thức sau khi soạn văn lớp 6 bài Cô bé bán diêm, học sinh nên tự làm thêm các bài tập liên hệ để củng cố kiến thức của bản thân.

Bài tập 1: Nêu nhận xét của em về nhân vật cô bé bán diêm.

Gợi ý trả lời

Học sinh cần lần lượt nêu được các ý sau để bài làm được đầy đủ:

  • Cô bé bán diêm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương, em phải sống trong sự thiếu thốn về vật chất (đi chân trần, mặc manh áo mỏng trong tiết trời lạnh buốt) và tình cảm gia đình (mẹ mất, sống cùng người bố tàn nhẫn).
  • Mặc dù còn nhỏ nhưng em phải tự kiếm sống.
  • Em có ước mơ rất giản dị mã lẽ ra đó là những điều vốn dĩ em được hưởng.

Bài tập 2: Đoạn kết trong tác phẩm Cô bé bán diêm đã gợi cho em suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời

Hình ảnh cô bé bán diêm chết bên đường vì giá rét khiến độc giả cảm nhận rõ sự xót xa và hoàn cảnh tội nghiệp của em bé. Thế nhưng cái chết ấy lại khiến em vui vẻ chấp nhận bởi chỉ như vậy em mới được gặp bà, được bà đón đi

Kết truyện vừa chứa đựng yếu tố bi thương vừa mang đậm màu sắc cổ tích (phản ánh mong ước được sống ấm no, hạnh phúc)

Có thể khẳng định, việc soạn bài Cô bé bán diêm là điều vô cùng cần thiết để học sinh nắm vững nền tảng kiến thức, tiếp thu bài học hiệu quả. Từ đó, vận dụng những điều đã thu nhận được vào trong các bài tập, bài thi để đạt điểm số cao nhất.