Giáo dục

DeFi là gì? Tổng quan về tiềm năng & cơ hội đầu tư trong DeFi

DeFi là khái niệm ra đời vào năm 2018, tuy nhiên mãi cho đến năm 2020 nó mới thu hút sự chú ý của cộng đồng. Các sản phẩm DeFi đã mở ra một thế giới mới cho các dịch vụ tài chính, nơi mà chúng hoạt động hoàn toàn thông qua mạng internet và phần lớn giá trị được duy trì bởi người dùng.

DeFi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) là hệ thống tài chính phi tập trung, trong đó các tổ chức, dịch vụ và sản phẩm tài chính hoạt động thông qua hợp đồng thông minh trên mạng blockchain. Các dịch vụ này bao gồm: vay, cho vay, giao dịch, thanh toán, staking, farming…

Tính phi tập trung của DeFi cho phép người dùng có toàn quyền truy cập và kiểm soát tài sản của mình, đồng thời loại bỏ sự kiểm soát và quản lý của các cơ quan tập trung (ngân hàng, sàn giao dịch, cơ quan nhà nước...) để hướng tới nền tài chính mở (open finance).

Bản chất của DeFi là gì?

Về bản chất, DeFi hoạt động trên cơ sở hạ tầng của nền tảng blockchain. Do đó, nó thừa hưởng được tất cả tính chất và lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại, bao gồm:

Phân biệt CeFi vs DeFi

CeFi là gì?

CeFi (Centralized Finance) là hệ thống tài chính tập trung. Trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường, công cụ tài chính đều được quản lý bởi một bên trung gian thứ ba (ngân hàng, sàn giao dịch…) và giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chính phủ, nhà nước. CeFi còn được gọi là TradFi (Traditional Finance), tức tài chính truyền thống.

So sánh DeFi với CeFi

Trong CeFi, thị trường luôn tồn tại một bên trung gian có quyền lực tập trung và kiểm soát các hoạt động tài chính. Trong khi đó, DeFi tận dụng tính minh bạch và phi tập trung của blockchain để loại bỏ các trung gian này. Cụ thể:

Các thành phần của DeFi

Ứng dụng phi tập trung trong DeFi (hay còn gọi là dApp) thường được xây dựng và hoạt động trên cơ sở hạ tầng của các blockchain Layer 1. Các ứng dụng này thuộc nhiều mảng và cung cấp dịch vụ khác nhau cho người dùng, từ đó tạo nên một hệ sinh thái DeFi trên blockchain với đa dạng thành phần và mảnh ghép khác nhau.

Dưới đây là một số thành phần chính trong DeFi:

Hệ sinh thái DeFi trên blockchain

Hệ sinh thái DeFi là tập hợp tất cả các thành phần, dự án DeFi được xây dựng và triển khai trên cơ sở hạ tầng của một mạng blockchain. Mỗi blockchain sẽ có một hệ sinh thái DeFi riêng gắn liền và phát triển phía trên nó.

Từ năm 2020, việc đầu tư theo hệ sinh thái DeFi trở thành xu hướng phổ biến và mang đến cơ hội lợi nhuận hấp dẫn cho người dùng. Tuy nhiên, để đánh giá đâu là một hệ sinh thái nổi bật và tiềm năng, sẽ có rất nhiều tiêu chí khác nhau dựa trên việc kết hợp các yếu tố sau:

Để đánh giá một hệ sinh thái, nhà đầu tư phải trang bị đầy đủ kiến thức để phân tích từng nhánh trong DeFi, nắm được tổng quan điểm mạnh, điểm yếu của tất cả hệ sinh thái trong thị trường để có sự so sánh khách quan nhất.

Một số hệ sinh thái nổi bật bao gồm: Ethereum, BNB Chain, Solana, Arbitrum, Optimism…

Vấn đề của DeFi

Hạn chế

Mặc dù DeFi đã được chứng minh là có nhiều ưu điểm đồng thời tạo ra nhiều cơ hội đầu tư nhưng DeFi vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

Tìm hiểu thêm: 7 hạn chế của DeFi

DeFi có thật sự phi tập trung không?

Mặc dù thị trường DeFi là nơi hội tụ của rất nhiều dự án phi tập trung. Tuy nhiên, phi tập trung không phải là khái niệm trắng đen hoàn toàn, mà nó có thể được phân chia theo nhiều mức độ khác nhau.

Dựa vào cấu tạo của các ứng dụng DeFi, chúng ta có thể phân chia mức độ phi tập trung của các dApp theo 3 dạng:

Có thể thấy rằng không phải dự án DeFi nào cũng hoàn toàn phi tập trung như lý thuyết. Kể cả những dự án ở nhóm thứ 2, xét về quyền hạn truy cập, họ vẫn chỉ xem DAO là nơi để tiếp nhận thông tin, ý kiến. Cộng đồng vẫn chưa hoàn toàn có quyền trực tiếp chỉnh sửa hoặc thay đổi giao thức nếu đội ngũ dự án không đồng ý.

Vì vậy, vẫn còn rất xa để thị trường DeFi trở nên hoàn toàn phi tập trung theo đúng nghĩa của nó.

Tương lai & sự phát triển của DeFi

Mặc dù DeFi đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhưng cũng cho thấy nhiều hạn chế. Vì vậy, DeFi 2.0 và Real Yield đã ra đời để giải quyết bài toán đó.

DeFi 2.0 ra đời giúp khắc phục điểm yếu và tối ưu lợi thế của DeFi lúc bấy giờ, từ đó mở ra những tiềm năng cơ hội lớn cho những bên tham gia. DeFi 2.0 đã phát triển mạnh trong cuối 2021, tập trung vào giải quyết vấn đề hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng.

Bên cạnh đó, Real Yield đề cập tới nguồn lợi nhuận (yield) thực tế được tạo ra bởi các hoạt động kinh tế bền vững từ các dịch vụ do các DeFi protocol cung cấp. Các hoạt động tạo ra Real Yield trong thị trường DeFi ví dụ như:

Ví dụ: Đối với Uniswap, nguồn yield thu thập từ swap fee được trader trả cho người cung cấp thanh khoản cho giao thức. Từ nguồn yield bền vững, dự án sẽ có tiền để trả cho đội ngũ phát triển, người cung cấp thanh khoản, token holder,...

Tìm hiểu thêm: Real Yield trong DeFi