Giáo dục

Đạo tràng là gì? Không chỉ là nơi tu tập mà còn là cảnh giới đắc đạo cao nhất

1. Đạo tràng là gì?

Để hiểu rõ ràng, chính xác nhất về khái niệm đạo tràng là gì, bạn cần phải xét trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Xét theo nghĩa đen, đạo tràng được hiểu là nơi để tu hành đạo, thuyết pháp, truyền giới, thọ bát, cúng dường của các sư tăng. Đây là những hoạt động có liên quan đến việc làm Phật sự và được thực hiện bởi các tu sĩ Phật giáo.

Ngoài ra, đạo tràng còn có nghĩa khác liên quan đến tâm thực của con người. Theo Kinh Duy Ma Cật và câu nói của ngài Nam Tuyền, đạo tràng còn được hiểu là tâm thẳng, không phân biệt có - không, lành - giữ,...

1.1. Đạo tràng đặt vào khung cảnh Phật Giáo

Khi đặt vào khung cảnh Phật Giáo, đạo tràng không chỉ được coi là không gian địa lý hay một ngôi chùa mà còn là chân tâm của người tu hành. Đạo tràng có ý nghĩa về nơi giác ngộ của Đức Phật Thích Ca hoặc nơi Đức Tất Đạt Đa ngộ Phật. Ở đó, tâm thanh tịnh và trong sáng của con người trở thành đất lành cho hạt giống bồ đề được gieo trồng và phát triển. Nơi đây cũng là không gian cho các hoạt động học đạo, tu đạo và hành đạo.

Ở một khía cạnh phát triển cao hơn, đạo tràng không chỉ là nơi tu tập để đạt kết quả tu hành, mà còn là khái niệm để chỉ cảnh giới đắc đạo mà người tu hành đạt được ở quả vị cao nhất đó là ‘’Tịnh độ, là Niết Bàn’’.

1.2. Khám phá ý nghĩa sâu xa của đạo tràng

Bên cạnh việc đặt trong khung cảnh Phật giáo để xây dựng định nghĩa đạo tràng là gì còn có những ý nghĩa sâu xa khác cần bạn khám phá. Xét theo lý tính, đạo tràng còn được hiểu là trực tâm, tâm ngay thẳng và không bị phân biệt bởi bất cứ điều gì.

Đó là tâm thiện lành và thanh tịnh của người tu theo hạnh Bồ tát chế tạo. Bố tát phóng tâm đại từ bi và hóa hiện vô vàn tướng để hóa giáo chúng sinh. Do đó những cảnh tượng do Bồ tát tạo nên chính là đạo tràng của Bồ tát và cũng là nơi hành đạo cứu đời, cứu người và giáo hóa chúng sinh.

Đạo tràng được xem là nơi đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh và nhẫn nại các khổ nhọc. Đạo tràng thường hướng đến đạo Bồ đề với tình yêu từ bi và lòng chấp nhận vô điều kiện của Bồ tát.

Trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo tràng là khái niệm để chỉ nơi hội tụ của những người con Phật, có cùng ý hướng chuyên tu và theo một pháp môn tu hành đã được lựa chọn hoặc do một vị sư hướng đạo. Các hoạt động trong đạo tràng thường do một hoặc nhiều vị sư chỉ dạy và diễn ra trong phạm vi một ngôi chùa. Hiện nay có nhiều đạo tràng nổi tiếng như đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Quang Minh, đạo tràng Bát quan trai,...

Nơi diễn ra các hoạt động có liên quan đến Phật sự chính là câu trả lời cho thắc mắc đạo tràng là gì

2. Lợi ích tu tập trong đạo tràng

Khám phá lợi ích của việc tu tập trong đạo tràng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm đạo tràng là gì để tu tập tốt hơn:

  • Nơi đây cư sĩ sẽ tự quản theo sự chỉ đạo của bổn sư, nhắc nhở nhau tu hành ổn định. Ai bị xao nhãng chỉ cần thấy huynh đệ đạo tràng là tỉnh lại liền. Vì thế mà tu với đạo tràng sẽ tinh tấn hơn.
  • Khi tu hành tiến bộ, đạo đức được tăng lên, bạn sẽ có môi trường để gắn bó, yêu thương và hỗ trợ nhau tạo nên một tình cảm trong sạch và sâu đậm. Hạnh phúc cũng bắt đầu từ đó, có đạo tràng bạn sẽ thực sự hạnh phúc hơn.
  • Những công đức cần phải làm mà bạn làm một mình không nổi thì sẽ có đạo tràng đông người để làm dễ dàng hơn. Như vậy có đạo tràng dễ làm việc thiện hơn.
  • Khi bạn có ý nghĩ kỳ lạ, không phân biệt được đúng sai, có thể nêu ra để huynh đệ đạo tràng lắng nghe để bản thân bớt chủ quan và tự cho mình là đúng.
  • Tu trong đạo tràng, bạn tránh được nghiệp cô độc ở nhiều kiếp sau vì ở trong môi trường đạo tràng là buộc phải có trách nhiệm với nhau.
  • Khi tham gia tu tập trong đạo tràng, bạn nhận được sự quan tâm, dẫn dắt, gần gũi của các bổn sư nhiều hơn. Tình thầy trò đầm ấm hơn. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội được tiếp cận với đời sống đọa hạnh của Tăng chúng hơn nên được tiếp thêm nhiều sức mạnh.

Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác nhưng có một công đức lớn nhất khi bạn tham gia tu tập trong đạo tràng đó là góp phần làm cho đạo Phật vững mạnh hơn. Công đức này là quý giá nhất.

Tu tập trong đạo tràng bạn sẽ có môi trường để gắn bó, hỗ trợ nhau tốt lên

3. Phật giáo và đạo tràng đồng hành cùng phong trào an sinh xã hội

Trong những năm qua, nhiều đạo tràng đã trở thành hạt nhân tích cực tham gia vào nhiều chương trình an sinh xã hội ở các mức độ khác nhau. Việc có được hiểu biết về đạo tràng là gì còn giúp bạn thấy được sự tích cực của các phong trào thiện nguyện mà các địa điểm tu hành đang tích cực tham gia đồng hành.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Trong suốt hơn 2000 năm, đạo Phật đã tùy thuận và thích nghi cùng với lịch sử, văn hóa và cả tín ngưỡng của người Việt.

Theo triết lý của nhà Phật, mục tiêu của tu hành là để giác ngộ và giải thoát. Để thực hiện được mục tiêu đó, đạo phải gắn với đời. Vì thế, trong thời gian qua nhiều đạo tràng, chư tăng đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Đặc biệt, Phật giáo ngày càng chú trọng tới hoạt động bảo trợ thường xuyên và bền vững như xây dựng hệ thống mái ấm, cơ sở giáo dục, y tế trong sân chùa, ở nhiều nơi hoạt động này đã diễn ra hơn 40 - 50 năm.

Như vậy, việc giúp đỡ người, giúp đời cũng là giúp mình và trở thành một lẽ tự nhiên trên con đường giác ngộ Phật giáo. Hiện nay, cả nước đã có nhiều trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, phòng khám đông y và tây y.

Đề cao tinh thần hướng thiện một cách thực tế qua các việc chia sẻ những đau khổ, mất mát, cứu giúp con người khi hoạn nạn, các đạo tràng ngày càng có tính hệ thống, kết nối hoạt động an sinh xã hội để làm sao tốt đời, đẹp đạo. Trên thực tế, việc khuyến thiện và hướng thiện không chỉ phát huy tác dụng trong hàng ngũ những tín đồ mà còn ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống của nhân dân.

Thời gian qua, những giá trị tốt đẹp của giáo lý nhà Phật đang dần lan tỏa trong cộng đồng, tới từng gia đình và mỗi con người. Trong bối cảnh mới, Phật giáo tiếp tục là nhịp cầu nối dài tinh thần nhân văn bác ái bởi trong bất kỳ bối cảnh nào, nền tảng xây dựng một xã hội vững bền chính là đào tạo ra những con người có lối sống và đạo đức đẹp chân - thiện - mỹ.

Đạo tràng ngày càng có sự kết nối với các hoạt động an sinh xã hội để giúp người, giúp đời

4. Đạo tràng tự phát: Nên hay không?

Chắc hẳn có nhiều người sẽ băn khoăn về việc có nên tu tập tại đạo tràng tự phát sau khi đã biết đạo tràng là gì. Trên thực tế hiện nay có không ít ‘’nhà ngoại cảm’’ hoặc một số vị ở các hình thức khác như thờ Mẫu, thờ Tứ Phủ, thầy cúng ở các Điện thờ tại gia cũng thành lập đạo tràng.

Hình thức và mục đích của việc thành lập đạo tràng cũng rất đa dạng. Có đạo tràng chuyên sâu về làm từ thiện, có đạo tràng niệm Phật, đạo tràng tham gia khóa thiền hay đạo tràng chuyên đi làm phóng sinh, thậm chí có cả đạo tràng trên các mạng xã hội với nhiều tiêu chí khác nhau.

Nếu các đạo tràng đó được dẫn dắt bởi một vị tăng ni, phật tử thuần thành thì rất tốt vì đều hướng đến những mục đích tốt đẹp của đạo Phật như truyền bá chánh Pháp, làm việc thiện…Tuy nhiên, để không đi sai hướng thì các đạo tràng cần phải có người hướng dẫn, cần phải có một địa điểm sinh hoạt chính thức.

Qua tìm hiểu thông tin đạo tràng là gì có thể thấy đây là hình thức sinh hoạt cộng đồng Phật giáo của một nhóm người vì một mục tiêu cụ thể đặc thù nào đó. Khi thu hút tín đồ thì họ vẫn dùng những hình thức của Phật giáo như chuông, mõ, vẫn đọc Kinh Phật để gây niềm tin.

Trong thực tế, khi được hỏi sâu về Phật giáo thì nhiều người tham gia đạo tràng tự phát thường không biết nhưng nói đến đạo Phật thì họ lại rất tin. Vì thế, một số đạo tràng tự phát không lấy việc thực hành chánh pháp làm kim chỉ nam trong hoạt động mà chỉ mượn hình ảnh tôn giáo là Phật giáo để thu hút tín đồ.

Trong số các đạo tràng tự phát, không thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ có một số đạo tràng hoạt động đúng chính pháp nhưng lại không nhiều. Một số người có ý định tu hành nhưng chưa nắm được rõ đạo tràng là gì sẽ rất dễ bị lợi dụng bởi những chiêu trò của đạo tràng tự phát.

Vì thế, việc có nên hay không tham gia vào đạo tràng tự phát là điều mà bạn cần suy xét cẩn thận. Bởi đa số đạo tràng tự phát thường hoạt động ngẫu hứng, có khi là xuyên tạc lý gián quần chúng với Tăng - Ni, với Phật Pháp để tự ca ngợi mình là con đường tâm linh chân chính.

Đạo tràng tự phát bạn chọn tu tập phải có Tôn chỉ và nguyên tắc hoạt động, các thành viên khi tham gia phải đầy đủ tiêu chuẩn quy định, có cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, đạo tràng cũng phải có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng ghi trong nội quy, minh bạch về tài chính, có hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng,...theo đúng Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Bạn cần suy xét cẩn thận trước khi tham gia tu tập ở đạo tràng tự phát

Việc lý giải đạo tràng là gì sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ và rõ ràng nhất định nghĩa về một địa điểm để tu hành, diễn ra các hoạt động Phật giáo. Từ đó, bạn có thể thấy được rõ lợi ích tốt đẹp của đạo tràng góp phần làm cho Phật giáo trở nên vững mạnh hơn.