Tin thời tiết

Chụp nhũ ảnh và siêu âm vú: Ưu nhược điểm và sự khác nhau là gì?

Chụp nhũ ảnh và siêu âm vú là 2 xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng nhiều khi khám vú. Vậy chụp nhũ ảnh và siêu âm vú có ưu - nhược điểm gì? Khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Vinh, đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh quận 7, Khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa siêu âm vú và chụp nhũ ảnh cụ thể như: lợi ích, hạn chế rủi ro của từng loại xét nghiệm hình ảnh cũng như các lựa chọn khác để chẩn đoán ung thư vú.

Chụp nhũ ảnh và siêu âm vú là gì?

  • Chụp nhũ ảnh: đây là kỹ thuật X-quang của vú (còn gọi là X-quang tuyến vú) giúp phát hiện những thay đổi dù nhỏ nhất, có hoặc không biểu hiện triệu chứng để tầm soát và phát hiện các bệnh về tuyến vú và ung thư vú.
  • Siêu âm vú: đây là phương pháp sử dụng sóng âm với tần số cao để dựng nên hình ảnh. Sóng âm đi xuyên qua vú và phản âm từ các mô khác nhau, tạo nên hình ảnh cấu trúc bên trong vú. Điều này giúp bác sĩ thấy một số thay đổi ở vú như: u nang chứa đầy dịch, có thể khó phát hiện hơn trên chụp nhũ ảnh.

Mục đích và vai trò của chụp nhũ ảnh và siêu âm vú

Chụp nhũ ảnh và siêu âm vú có mục đích và vai trò nổi bật như:

1. Chụp nhũ ảnh

Chụp nhũ ảnh là phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả nhất. Phương pháp này có thể chụp nhiều hình ảnh của vú và xác định vi vôi hóa (lắng đọng canxi trong mô vú). Ngoài ra, chụp nhũ ảnh rất quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi sau ung thư vú.

Xem thêm: Chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú là gì? Những lưu ý cần biết

2. Siêu âm vú

Siêu âm vú thường được sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Ví dụ, siêu âm đặc biệt hữu ích khi đánh giá vú có mô đặc hoặc khối u nghi ngờ được phát hiện qua chụp nhũ ảnh.

Siêu âm vú rất hiệu quả trong việc phân biệt giữa u nang lành tính chứa đầy dịch và khối rắn. Siêu âm vú còn giúp xác định rõ khối được phát hiện bằng cách sờ, ngay cả khi khối đó không xuất hiện trên chụp nhũ ảnh.

Xem thêm: Siêu âm vú có tầm soát ung thư vú được không?

Siêu âm vú thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú.

Đối tượng chỉ định thực hiện của từng phương pháp

Đối tượng chỉ định thực hiện của từng phương pháp, bao gồm cả chụp nhũ ảnh và siêu âm vú, cụ thể như sau:

  • Người có các yếu tố nguy cơ: người bệnh có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc đột biến di truyền như: gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2) làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Phụ nữ nên chụp nhũ ảnh hàng năm trước tuổi 40. Ngoài ra, tùy thuộc vào độ đặc của mô vú người bệnh có thể lựa chọn thêm siêu âm.
  • Độ đặc của mô vú: người có mô vú dày đặc khiến việc phát hiện ung thư vú khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Chụp nhũ ảnh, siêu âm và MRI sẽ giúp cải thiện độ chính xác của việc tầm soát ung thư vú cho người có mô vú dày đặc.
  • Khối u sờ thấy: khi xuất hiện khối u có thể sờ thấy (khối u có thể cảm nhận được bằng cách chạm) nhưng kết quả chụp nhũ ảnh lại bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh siêu âm để xác định xem khối u có phải ung thư không.
Người bệnh có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc đột biến di truyền (như BRCA1 và BRCA2) có nguy cơ phát triển ung thư vú nên cần chụp nhũ ảnh hàng năm trước tuổi 40.

Chụp nhũ ảnh và siêu âm có giống nhau không?

Không, chụp nhũ ảnh và siêu âm vú không giống nhau nhưng đều là xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để phát hiện ung thư vú. Chụp nhũ ảnh được coi là tiêu chuẩn vàng để tìm kiếm dấu hiệu ung thư vú. Mặt khác, siêu âm vú là xét nghiệm bổ trợ giúp xác định các thay đổi cụ thể trong vú. Như vậy, phương pháp xét nghiệm này sẽ bổ sung cho phương pháp kia nên bác sĩ có thể sử dụng siêu âm vú kết hợp với chụp nhũ ảnh trong tầm soát và chẩn đoán ung thư vú.

Siêu âm vú so với chụp nhũ ảnh khác nhau như thế nào?

Có một số điểm khác biệt giữa siêu âm vú và chụp nhũ ảnh, người bệnh cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nào tốt nhất cho mình. Cụ thể:

1. Nguyên lý hoạt động

Sự khác biệt lớn giữa chụp nhũ ảnh và siêu âm vú là nguyên lý hoạt động. Chụp nhũ ảnh sử dụng tia X liều thấp để chụp mô vú, trong khi siêu âm sử dụng sóng âm. Cụ thể:

  • Bức xạ: người bệnh có thể tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ trong quá trình chụp nhũ ảnh nhưng lợi ích của việc thực hiện chụp nhũ ảnh thường vượt trội hơn so với rủi ro. Nghiên cứu năm 2016 đăng trên Annals of Internal Medicine cho thấy, 125 phụ nữ trong số 100.000 người có thể mắc ung thư vú do bức xạ từ chụp nhũ ảnh nhưng 968 ca tử vong có thể được ngăn chặn nhờ phát hiện sớm bằng chụp nhũ ảnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang mang thai, bức xạ từ chụp nhũ ảnh có thể gây hại cho thai nhi. [2]
  • Sóng âm: sóng âm trong quá trình siêu âm sẽ gây tiếng vang và tạo ra hình ảnh siêu âm. Không có bức xạ nào phát ra trong quá trình siêu âm vú.

2. Chất lượng hình ảnh từ siêu âm vú và chụp nhũ ảnh

Chất lượng hình ảnh từ siêu âm vú và chụp nhũ ảnh cũng khác nhau, cụ thể:

  • Chụp nhũ ảnh: chụp nhũ ảnh có thể phát hiện một vùng nghi ngờ trong vú. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp thêm nhũ ảnh thế bổ sung. Nhũ ảnh thế bổ sung này sẽ chụp nhiều hình ảnh hơn so với nhũ ảnh thông thường và tập trung vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Siêu âm: phương pháp này không thể phát hiện vi vôi hóa trong vú. Thực tế, vi vôi hóa này không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chắc chắn ung thư vú nhưng nhiều ca ung thư vú giai đoạn đầu nghi ngờ vì phát hiện vi vôi hóa.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, người có mô vú đặc được lợi khi thực hiện chụp nhũ ảnh cùng với chụp cộng hưởng từ nhanh (MRI nhanh). Sự kết hợp của các xét nghiệm này có thể giảm số lượng kết quả dương tính giả so với chỉ chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm.

Ngoài ra, MRI nhanh có vẻ tương đương với MRI thông thường, vốn là xét nghiệm tốt nhất để phát hiện ung thư vú. Tuy nhiên, phương pháp này khá đắt và thường chỉ định cho người bệnh có nguy cơ cao. Bởi, MRI nhanh là công nghệ tương đối mới, không phải cơ sở nào cũng có sẵn dịch vụ này.

Khi nào nên chọn chụp nhũ ảnh và khi nào nên chọn siêu âm vú?

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Vinh, đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7, Khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang tư vấn phương pháp tầm soát ung thư vú cho khách hàng

United States Preventive Services Task Force khuyến nghị phụ nữ có nguy cơ trung bình mắc ung thư vú nên chụp nhũ ảnh 2 năm/lần, bắt đầu từ 40 tuổi. Bởi, chụp nhũ ảnh vẫn là tiêu chuẩn vàng để tầm soát ung thư vú. [1]

Chụp nhũ ảnh và siêu âm vú thường được thực hiện kết hợp, trong đó siêu âm đóng vai trò xét nghiệm bổ sung sau khi chụp nhũ ảnh. Ví dụ, ở người có mô vú dày đặc, siêu âm có thể phát hiện khối u ác tính không hiển thị trên hình ảnh chụp nhũ ảnh.

Hiện, siêu âm không được khuyến nghị làm xét nghiệm hàng năm (thay vì chụp nhũ ảnh) cho người không có nguy cơ mắc ung thư vú vì chưa đủ bằng chứng để chứng minh lợi ích vượt trội hơn so với rủi ro. Ví dụ, một kết quả dương tính giả từ siêu âm vú có thể cho thấy người bệnh có nguy cơ ung thư nhưng thực tế không có. Điều này có thể khiến người bệnh cần làm thêm sinh thiết hoặc xét nghiệm khác. Nếu không ung thư, những xét nghiệm này có thể gây ra căng thẳng không cần thiết.

Bảng so sánh chụp nhũ ảnh và siêu âm

Chụp nhũ ảnh và siêu âm vú có điểm mạnh và yếu khác nhau. Người bệnh có thể cần siêu âm vú nếu bác sĩ phát hiện điều bất thường trên chụp nhũ ảnh như: chụp nhũ ảnh thấy tổn thương trong vú và siêu âm có thể giúp xác định u nang hay khối rắn. Cụ thể:

Chụp nhũ ảnhSiêu âmƯu điểm
  • Phát hiện được vi vôi hóa.
  • Có nhiều góc nhìn khác nhau giúp bác sĩ xem được toàn bộ vú.
  • Có thể phát hiện vùng nghi ngờ sâu bên trong mô vú.
  • Có thể quan sát hạch bạch huyết vùng nách.
  • Thường được sử dụng để tầm soát ung thư vú.
  • Không sử dụng bức xạ.
  • Có thể phân biệt giữa khối rắn và u nang.
  • Hiệu quả hơn trong việc phát hiện bất thường ở người có mô vú dày đặc.
  • Thường sử dụng để chẩn đoán bất thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Nhược điểm
  • Sử dụng một lượng nhỏ bức xạ.
  • Không phân biệt giữa u nang và khối rắn.
  • Không hiệu quả bằng siêu âm vú trong việc phát hiện bất thường ở người có mô vú dày đặc.
  • Kém hiệu quả hơn trong việc phát hiện vi vôi hóa.
  • Không thể xem toàn bộ vú.
  • Không thể quan sát mô vú sâu.
  • Không thể quan sát hạch bạch huyết vùng nách.

Quy trình thực hiện chụp nhũ ảnh và siêu âm vú

Quy trình thực hiện chụp nhũ ảnh và siêu âm vú diễn ra như sau:

  • Chụp nhũ ảnh: phương pháp này sử dụng máy chụp X-quang được thiết kế đặc biệt cho mô vú với tia X ở liều bức xạ thấp hơn so với tia X chụp xương.
    • Trong quá trình chụp nhũ ảnh, người bệnh sẽ đặt vú lên một tấm đỡ gắn vào máy chụp X-quang. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ ép ngực bằng mái chèo (một tấm song song). Máy sẽ tạo ra tia X đi qua vú và tới máy dò nằm ở phía đối diện.
    • Máy dò sẽ truyền tín hiệu điện tử đến máy tính để tạo thành hình ảnh kỹ thuật số. Việc nén vú rất quan trọng để giữ vú đứng yên và giảm thiểu chuyển động trong quá trình chụp nhũ ảnh nhằm không khiến tia X trông mờ.
    • Quá trình nén cũng làm đồng đều hình dạng vú để tia X có thể di chuyển qua một con đường ngắn hơn đến được máy dò và giảm liều bức xạ, cải thiện chất lượng hình ảnh.
  • Siêu âm vú: ở phương pháp này, kỹ thuật viên siêu âm sẽ di chuyển thiết bị cầm tay (đầu dò) ở vú và mô xung quanh. Đầu dò sử dụng sóng âm thanh tần số cao để chụp ảnh mô và cấu trúc bên trong. Đồng thời, kỹ thuật viên sử dụng màn hình máy tính để xem hình ảnh đầu dò thu thập được.

Rủi ro, tác dụng phụ của 2 phương pháp

Cả chụp nhũ ảnh và siêu âm vú đều có rủi ro, tác dụng phụ nhưng siêu âm vú có nhiều hơn.

Siêu âm vú:

  • Không thể kiểm tra mô vú sâu ở một số người: Với người có ngực rất lớn, chụp nhũ ảnh sẽ tốt hơn trong việc phát hiện bất thường sâu trong mô vú.
  • Các xét nghiệm tầm soát có thể không đánh giá được hạch bạch huyết vùng nách (vùng dưới cánh tay): siêu âm tầm soát có thể bỏ sót các hạch bạch huyết bất thường ở vùng nách. Siêu âm khi có dấu hiệu lâm sàng để kiểm tra vùng nách và tìm các dấu hiệu ung thư. Việc đánh giá hạch bạch huyết vùng nách được chia thành 3 cấp: phần dưới, giữa và trên của vùng nách. Khi ung thư vú lan đến, hạch bạch huyết vùng nách sẽ sưng to hơn bình thường. Nếu phát hiện ung thư vú ở hạch bạch huyết vùng nách, ung thư có thể đã di căn (lan rộng) đến các phần khác của cơ thể.

Vì vậy, cả chụp nhũ ảnh và siêu âm đều có thể ảnh hưởng bởi lỗi của người thực hiện. Một nghiên cứu cho thấy, bác sĩ X-quang bỏ sót từ 10%-30% ca ung thư vú trên hình ảnh của chụp nhũ ảnh. Ngoài ra, kỹ năng của người vận hành cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của kết quả siêu âm vú. [3]

Cả chụp nhũ ảnh và siêu âm vú đều không phát hiện được tất cả các loại ung thư vú. Hiện có những lựa chọn khác dành cho người có nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ vú (MRI vú): xét nghiệm tầm soát này sử dụng sóng từ và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh có độ chi tiết cao, đặc biệt là mô mềm. MRI vú là lựa chọn tốt nhất cho người trẻ có vú dày đặc, người có các yếu tố nguy cơ đáng kể với ung thư vú.
  • Mammogram 3D (cắt lớp vú kỹ thuật số): xét nghiệm tầm soát này có thể phát hiện nhiều loại ung thư hơn ở người có vú dày đặc. Đồng thời, phương pháp này cũng dẫn đến ít kết quả dương tính giả hơn. Mammogram 3D cũng sử dụng ít bức xạ hơn so với chụp nhũ ảnh thông thường.

Ngoài ra còn có một số xét nghiệm khác như các phương pháp tiếp cận điều tra để tầm soát ung thư vú nhưng không được khuyến nghị tiêu chuẩn gồm:

  • Elastography đo độ cứng của mô vú.
  • Chụp nhũ ảnh không nén sử dụng ánh sáng hồng ngoại thay vì tia X.
  • Nhiệt kế vú giúp phát hiện biến thể nhiệt độ gợi ý ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này không sử dụng thay thế cho chụp nhũ ảnh để phát hiện sớm.
Cả chụp nhũ ảnh và siêu âm vú đều không phát hiện được tất cả các loại ung thư vú.

Chi phí siêu âm vú và chụp nhũ ảnh là bao nhiêu?

Chi phí cho chụp nhũ ảnh và siêu âm vú dao động theo nhiều yếu tố như dịch vụ, máy móc, tình trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh . Để nắm được chi phí chính xác, người bệnh hãy gọi số hotline hoặc đến đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7, Khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được khám, chẩn đoán, tư vấn liệu trình tầm soát và điều trị phù hợp

Đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7, Khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải để bác sĩ giúp bạn lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cũng liên tục nhập các máy móc, trang thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh.

Chụp nhũ ảnh vẫn là tiêu chuẩn vàng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi sau ung thư vú. Tuy nhiên, siêu âm vú cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc xác định ung thư vú. Nếu phát hiện khối u đáng ngờ trên phim chụp nhũ ảnh, siêu âm vú có thể giúp đánh giá thêm. Người có vú dày có thể cần chụp nhũ ảnh và siêu âm.

Tuy nhiên, thông qua bài chụp nhũ ảnh và siêu âm vú, người bệnh cũng cần hiểu cả chụp nhũ ảnh và siêu âm đều không chính xác 100%. Vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất là phụ nữ hãy tự khám vú tại nhà định kỳ, khi phát hiện bất kỳ thay đổi nào bất thường hãy báo cho bác sĩ để được khám, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.