Giáo dục

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Thời xưa "tấc", "li", "thước", "phân"... được sử dụng khá phổ biến, đây là một đại lượng vật lý dùng để đo chiều dài bên cạnh các đơn vị đo chuẩn như mm (mini mét), cm (centimet), dm (đề xi mét), m (mét), km (kilo mét). Bạn chắc chắn đã từng nghe đến những cụm từ như "tấc đất", "tấc vải', "vai năm tấc rộng, thân mười thước cao", "tấc đất, tấc vàng"...

Bạn có biết 1 tấc bằng bao nhiêu cm, 1 li bằng bao nhiêu cm, 1 thước hay 1 phân bằng bao nhiêu cm? Dưới đây sẽ là câu trả lời.

Dù xuất hiện từ lâu đời, nhưng đến nay những thuật ngữ này vẫn được sử dụng song hành cùng các đơn vị đo lường hiện đại khác như mm, cm, dm. Để thống nhất được các đơn vị đo lường này chúng ta phải biết cách xác định, cách quy đổi về sao cho chính xác nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn quy đổi đơn vị tấc, li, phân, thước sang mét và cm, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài thời cổ đại.

1 li = 1 mm = 0,1 cm (Một li bằng một minimet bằng không phẩy một centimet)

1 phân = 1 cm (Một phân bằng một centimet)

1 tấc = 1 dm = 10 cm (Một tấc bằng một decimet bằng 10 centimet)

1 thước = 1m = 100cm (Một thước bằng một mét bằng một trăm centimet)

1 cây số = 1000 m (Một cây số bằng một nghìn mét)

Lưu ý:

Thước là đơn vị đo lường từ cổ xưa được các cụ hay sử dụng. Khi đất nước bị xâm chiếm và chia nước ta thành 3 miền. Vậy nên, từ xưa 1 thước không phải bằng 100 cm như bây giờ.

1 thước ta - cổ = 0.47m = 47cm

Sau này thực dân Pháp xâm chiếm miền nam thì miền nam dùng đơn vị đo lường theo tiêu chuẩn của Pháp và một thời gian sau thì Pháp quy định ở địa bàn miền Bắc 1 thước làm tròn = 0.4 = 40 cm.

Còn 1 thước Trung Quốc bằng ~ 0.33m ~33cm.

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về cách quy đổi đơn vị “Tấc, thước, phân, li” sang các đơn vị đo độ dài quen thuộc khác. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn trong cuộc sống.

  • 1 inch bằng bao nhiêu cm?
  • Tại sao Mỹ dùng đơn vị dặm, feet để đo độ dài?
  • Những truyền thuyết bí ẩn về Ai Cập cổ đại
  • Hành tinh lùn Ceres chứa đại dương bên dưới bề mặt
  • Cảnh tượng siêu hiếm gặp khi những cơn sóng bị đóng băng trên mặt hồ