Giáo dục

02 Cách Tính Doanh Thu Chuẩn Theo Quy Định Mới

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính toán doanh thu sao cho chính xác và tuân thủ đúng quy định là điều mà nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Bài viết này sẽ hướng dẫn 02 cách tính doanh thu chuẩn theo quy định mới nhất, đồng thời giải đáp thắc mắc về thời điểm và các loại doanh thu cần ghi nhận.

Khi nào được ghi nhận doanh thu?

Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hoặc dịch vụ cho khách hàng, và không còn sự can thiệp hay kiểm soát đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Thời điểm ghi nhận doanh thu phụ thuộc vào việc thỏa mãn các điều kiện cụ thể được quy định theo từng loại hình doanh nghiệp.

Doanh thu thường được ghi nhận khi nào?

Các loại doanh thu phổ biến được ghi nhận theo quy định

Doanh thu từ việc bán hàng

Doanh thu từ hoạt động bán hàng chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán các sản phẩm, cung cấp dịch vụ thuộc trong một kỳ kế toán. Đây là một chỉ số quan trọng nhằm phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng sẽ bao gồm những khoản thu sau:

  • Thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ và hoạt động bán hàng
  • Thu từ cho thuê các tài sản
  • Thu từ lãi của tiền cho vay
  • Thu từ phần lãi tiền gửi ngân hàng
  • Thu từ những khoản thanh toán không đúng với giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng là nguồn tài chính quan trọng giúp cho doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, trả những chi phí hoạt động và tạo lợi nhuận.

Doanh thu được ghi nhận từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính là khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được từ những hoạt động tài chính như:

  • Tiền lãi từ việc đầu tư, cho vay hay ủy thác đầu tư, mua bán chứng khoán,…
  • Cổ tức, lợi nhuận được chia từ những doanh nghiệp mà doanh nghiệp nắm giữ cổ phần có phần vốn góp.
  • Thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ cũng như kinh doanh ngoại hối,…
  • Thu nhập từ một số hoạt động tài chính khác.
  • Doanh thu từ hoạt động tài chính sẽ được ghi nhận vào tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính trên bảng cân đối kế toán.

Doanh thu từ hoạt động tài chính có ý nghĩa rất to lớn:

  • Nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp, bên cạnh doanh thu từ những hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như: lợi nhuận, hiệu quả sử dụng dòng vốn,…

Doanh thu nội bộ

Doanh thu nội bộ là tổng số tiền thu được từ buôn bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giữa những đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng công ty hay tổng công ty. Giá bán trong các giao dịch này có thể tính theo giá bán nội bộ hoặc giá bán tương tự của một giao dịch độc lập.

Doanh thu nội bộ sẽ được phản ánh trên tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”. Khi xuất hàng hóa hay sản phẩm, dịch vụ cho đơn vị nội bộ, doanh nghiệp phải ghi nhận khoản phải thu nội bộ trên tài khoản 136. Khi đơn vị nội bộ thanh toán tiền hàng, doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản tiền thu nội bộ vào trong tài khoản 111, 112.

Doanh thu nội bộ có ý nghĩa quan trọng trong xác định kết quả kinh doanh của công ty, tổng công ty. Kết quả này sẽ bao gồm: Kết quả kinh doanh phần bán hàng nội bộ cùng kết quả kinh doanh phần bán hàng ra bên ngoài.

Doanh thu khi bán hàng cho những đơn vị không trực thuộc công ty, công ty mẹ và công ty con cùng thuộc tập đoàn thì không được tính vào doanh thu nội bộ.

Doanh thu bất thường

Doanh thu bất thường là khoản thu đột biến ngắn hạn và không thường xuyên duy trì của doanh nghiệp, thường đến từ việc thanh lý tài sản. Ví dụ thanh lý nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, những khoản đầu tư, chuyển nhượng đất đai hay dự án,…

Theo chuẩn mực của kế toán Việt Nam, doanh thu bất thường được định nghĩa là khoản thu phát sinh từ những hoạt động không thuộc vào hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và không dự kiến lặp lại trong tương lai.

Doanh thu bất thường được ghi nhận trong báo cáo tài chính riêng biệt với doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường, giúp nhà đầu tư và các bên liên quan có thể đánh giá một cách chính xác hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Những loại doanh thu phổ biến được ghi nhận

02 Cách tính doanh thu chính xác theo quy định

Cách tính doanh thu với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm

Doanh thu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thường được xác định dựa trên số lượng sản phẩm bán ra và đơn giá bán sản phẩm. Công thức tính doanh thu:

Doanh thu = Số lượng sản phẩm bán ra x Đơn giá bán - Các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có).

Tính doanh thu với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm

Cách tính doanh thu dựa với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Doanh thu với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được tính dựa trên tiến độ hoàn thành công việc, giá trị hợp đồng hoặc dịch vụ đã thực hiện trong kỳ kế toán. Công thức tính doanh thu cho loại hình này:

Doanh thu = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ hoàn thành công việc.

Tính doanh thu dựa với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Kết luận

Việc tính toán và ghi nhận doanh thu một cách chính xác không những hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt chính xác tình hình tài chính mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Nếu doanh nghiệp của bạn cần hỗ trợ về kiểm toán hoặc tư vấn tài chính, hãy liên hệ ngay với Kế Toán An Phú để được tư vấn chuyên nghiệp và tối ưu nhất.